TAILIEUCHUNG - Hình ảnh thi công: Sàn BTCT Dự ứng lực
Sàn ứng lực thì quá trình thi công cũng gần như sàn BTCT thường, nó chỉ khác ở chỗ bố trí các bó cáp và thi công căng cáp sau khi BT đã đạt cường độ thiết kế mà thôi, nhưng nhìn chung nó cũng tương tự như khi thi công sàn BTCT bình thường! | Hình ảnh thi công: Sàn BTCT Dự ứng lực Monday, 27. April 2009, 04:09:11 Kỹ thuật thi công Sàn ứng lực thì quá trình thi công cũng gần như sàn BTCT thường, nó chỉ khác ở chỗ bố trí các bó cáp và thi công căng cáp sau khi BT đã đạt cường độ thiết kế mà thôi, nhưng nhìn chung nó cũng tương tự như khi thi công sàn BTCT bình thường! Các bạn có thể nhận thấy một điểm rất rõ là sàn ứng lực khác sàn thường ở chỗ là nó không có dầm, chính nhờ ưu điểm này mà nó tạo cho chúng ta không gian thông thoáng, thuận lợi rất nhiều trong việc bố trí hệ thống chiếu sáng, tạo nét thẩm mỹ cho trần nhà. Ngoài việc bố trí cốt thép như trong sàn BTCT thông thường, sàn ứng lực còn được bố trí thêm các bó cáp (màu trắng), thông thường trong mỗi bó cáp có khoảng 5 sợi cáp, các sợi cáp này được nhập hoàn toàn ở nước ngoài về, mỗi sợi được bện từ 7 sợi cáp (những điều mà mình nói ở đây là ở công trình mà mình xem, còn các công trình khác thi có thể không hoàn toàn giống từng chi tiết như vậy). Các bạn hãy xem hình sau thì sẽ rõ cấu tạo của một sợi cáp: Các bó cáp được đặt theo thớ căng của môment, vị trí các mối nối của bó cáp phải được quấn keo thật kỹ lưỡng, để sau này khi đổ BT không bị BT chảy vào làm tác ống, nếu tác ống sẽ gây khó khăn trong việc phun vữa sau này. Sau khi bố trí cốt thép và bó cáp xong thì tiến hành đổ BT bình thường, sau khi BT đạt cường độ quy định, thông thường khoảng 7 ngày thì bắt đầu tiến hành gắn nêm kích đầu cáp. Chính nhờ các chốt nêm này mà khi căng cáp, kéo cáp ra, cáp sẽ bị giữ luôn ở bên ngoài, không thể tụt vào bên trong được. Sau đó thì bắt đầu tiến hành căng cắp, thiết bị căng cáp thật ra là một kích thủy lực, được đặt ngay đầu cáp. và một máy theo dõi áp lực kéo cáp. Sau khi căng cáp xong thì bắt đầu bơm vữa, vữa bơm vào gồm xi măng trộn với vài loại phụ gia, trong đó chủ yếu là phụ gia trương nở. Các bạn có thể thấy rõ hình mình chụp, vữa bơm đầu này và tràn lên ở đầu bên kia, sau khi thấy vữa tràn lên đầu bên kia thì người ta dùng túi ni lông đóng chèn vào bịt lỗ, thế là bó cáp của chúng ta đã được bơm đầy vữa xi măng rồi đấy! Còn đây là tình huống bơm vữa gặp sự cố tắc ống, khi tắc ống thi vữa sẽ không bơm qua tới đầu bên kia được, cho nên người ta phải khoan ở giữa đường ống để tạo lổ, và vữa sẽ tràn lên theo lổ này, có nghĩa là ống này phải bơm thành 2 lần ờ 2 phiá
đang nạp các trang xem trước