TAILIEUCHUNG - Lịch sử văn minh Ấn Độ - Chương V (tiếp theo)

Will Durant Lịch sử văn minh Ấn Độ Người dịch: Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG V (tt) III. CÁC TÍN NGƯỠNG Các Purana – Sự thác sinh của vạn vật – Sự đầu thai của linh hồn – Luật quả báo – Khía cạnh triết lí của luật đó – Sống là khổ - Giải thoát. | Will Durant Lịch sử văn minh Ấn Độ Người dịch Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG V tt III. CÁC TÍN NGƯỠNG Các Purana - Sự thác sinh của vạn vật - Sự đầu thai của linh hồn - Luật quả báo - Khía cạnh triết lí của luật đó -Sống là khổ - Giải thoát. Song song với thần học phức tạp còn có một thần thoại cũng phức tạp không kém mặc dầu sâu sắc nhưng cũng chứa đầy những điều dị đoan. Các kinh Veda viết bằng tiếng Sancrit - một cổ ngữ sau thành tử ngữ - do đó mà cũng hoá ra mất sinh khí mà phần siêu hình của các giáo phái Bà La Môn khó quá dân chúng không hiểu nổi vì vậy Vyasa và vài nhà khác trong khoảng một ngàn năm từ 500 trước Công nguyên tới 500 sau Công nguyên viết mười tám Purana truyện cổ gồm thi đoạn để giảng cho tín đồ những chân lí về sáng tạo sự biến chuyển và sự huỷ diệt của thế giới theo từng chu kì họ còn lập một phổ-hệ của các vị thần và chép lại chuyện thời đại anh hùng nữa. Các tác giả bộ đó không có ý làm văn không trình bày theo một thứ tự hợp lí và không dè dặt chút nào cả khi đưa những con số chẳng hạn họ cứ mạnh dạn tuyên bố rằng cặp tình nhân - tình thần thì có phần đúng hơn - Urvashi và Pururavas sống sáu mươi mốt ngàn năm trong cảnh vui vẻ hoan lạc. Nhưng nhờ ngôn ngữ sáng sủa có nhiều ngụ ngôn lí thú mà thuyết lại hợp với chính giáo nên các Purana đó thành như Thánh kinh thứ nhì của Ân giáo cái kho bảo tồn những dị đoan thần thoại cả triết lí của Ân giáo nữa chẳng hạn chúng ta thấy trong Vichnoupurana - nghĩa là Purana viết về thần Vichnou -thuyết rất cổ mà vẫn còn mới hoài trong tư tưởng Ân Độ Cái ngã của mỗi vật chỉ là ảo tưởng và đời sống nào cũng đồng nhất thể Sau ngàn năm Ribhu tới Châu thành Nidagha ở để giảng cho Nidagha hiểu biết thêm. Ribhu gặp Nidagha ở ngoài châu thành. Đúng lúc nhà vua sắp vô thành phía sau là một đám đông tuỳ tùng hộ giá Nidagha đứng xa xa ở ngoài đám đông dân chúng Cổ ngẳng ra vì nhịn đói lâu ngày ông ta mới ở rừng về với ít cành khô và cỏ. Ribhu thấy ông ta bèn lại gần chào hỏi Anh Bà La Môn làm gì thơ thẩn một mình đó

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.