TAILIEUCHUNG - Khái quát về lịch sử tiếng Việt (phần 4)

4. Từ Cách mạng tháng Tám đến nay[*] Cách mạng Tháng Tám thành công. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, trước nhân dân Việt Nam và toàn thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố bản Tuyên ngôn độc lập. Đó là một văn kiện lịch sử đối với lịch sử của dân tộc Việt Nam, đối với cả lịch sử của tiếng Việt. Những lời văn sáng sủa, hùng tráng của bản đại cáo ấy chính thức tuyên bố quyền độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, đồng thời chính thức xác định vị. | Khái quát về lịch sử tiếng Việt phần 4 4. Từ Cách mạng tháng Tám đến nay - Cách mạng Tháng Tám thành công. Ngày 2 tháng 9 năm 1945 trước nhân dân Việt Nam và toàn thế giới Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố bản Tuyên ngôn độc lập. Đó là một văn kiện lịch sử đối với lịch sử của dân tộc Việt Nam đối với cả lịch sử của tiếng Việt. Những lời văn sáng sủa hùng tráng của bản đại cáo ấy chính thức tuyên bố quyền độc lập tự do thiêng liêng của dân tộc Việt Nam đồng thời chính thức xác định vị trí của tiếng Việt đối với nước Việt Nam đã tự mình làm chủ vận mệnh của mình. Từ đó tiếng Việt đảm nhiệm một vai trò mới. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngay từ khi thành lập đã quyết định dùng tiếng Việt ở mọi cấp học bậc học ở mọi ngành hoạt động. Trong vai trò này tiếng Việt tỏ ra dồi dào khả năng. Một trong những ý nghĩa của các thành tựu văn hoá khoa học giáo dục hơn ba mươi lăm năm qua của nước Việt Nam là minh chứng rõ ràng cho những khả năng đó của tiếng Việt. Trong nghệ thuật giá trị của tiếng Việt được tiếp tục phát huy. Một đặc điểm của nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa hiện nay là chất liệu ngôn ngữ lấy từ cuộc sống của nhân dân. Đó là một chất liệu rất phong phú vốn được xây dựng nên từ các nguồn văn học truyền miệng và văn học viết cổ điển qua sự nảy nở những tư tưởng và tình cảm cách mạng của nhân dân trong cuộc sống chiến đấu và lao động chất liệu đó lại càng phong phú hơn. Cũng từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công vai trò ngôn ngữ chung của tiếng Việt đối với các thành phần dân tộc anh em lại càng được đề cao. Mỗi thành phần dân tộc có ngôn ngữ riêng với vai trò quan trọng của nó ở mặt sinh hoạt vật chất và tinh thần của nhân dân thuộc thành phần dân tộc đó. Chính sách của Đảng và Chính phủ là tôn trọng quyền của mỗi thành phần dân tộc trong việc sử dụng ngôn ngữ riêng của mình vào tạo điều kiện thuận lợi cho ngôn ngữ của tất cả các thành phần đều phát triển. Song tiếng Việt là ngôn ngữ chung dùng trong địa hạt giao lưu giữa các thành phần dân tộc và đặc biệt .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.