TAILIEUCHUNG - Về hiện tượng "cải biên" hay chơi chữ trong tục ngữ

Một hiện tượng khá thú vị về tục ngữ ta thường bắt gặp đó là nhiều câu tục ngữ được cải biên. Đây không phải là vấn đề dị bản của tục ngữ, mà là vấn đề chơi chữ, thường để đạt mục đích tạo sự hài hước, bông đùa. Tuy vậy, không chỉ đơn thuần là hình thức chơi chữ giải trí, các câu tục ngữ cải biên như thế cũng đôi khi có sức mạnh châm biếm, phê phán một cách sâu sắc và sáng tạo. Người ta cải biên tục ngữ không phải vì một số câu. | về hiện tượng cải biên hay chơi chữ trong tục ngữ Một hiện tượng khá thú vị về tục ngữ ta thường bắt gặp đó là nhiều câu tục ngữ được cải biên. Đây không phải là vấn đề dị bản của tục ngữ mà là vấn đề chơi chữ thường để đạt mục đích tạo sự hài hước bông đùa. Tuy vậy không chỉ đơn thuần là hình thức chơi chữ giải trí các câu tục ngữ cải biên như thế cũng đôi khi có sức mạnh châm biếm phê phán một cách sâu sắc và sáng tạo. Người ta cải biên tục ngữ không phải vì một số câu tục ngữ trở nên lỗi thời và việc sáng tạo ngôn ngữ như thế không làm giảm đi những giá trị của tục ngữ vốn được xem là chân lí. Bài viết này trình bày một số nhận xét chung quanh hiện tượng chơi chữ bằng lối cải biên tục ngữ qua việc giới thiệu một số câu tục ngữ tân thời trong tiếng Anh và tiếng Việt khá phổ biến trong khẩu ngữ và trên mạng Internet. 1. Một số câu tục ngữ quen thuộc được cải biên bằng cách thay đổi một hoặc một số từ ngữ hay khái niệm trong cấu trúc sẵn có. Ví dụ như các câu sau 1. Gần mực thì đen gần đèn thì cháy 2. Một con ngựa đau cả tàu bỏ chạy 3. When the teacher is ready the student appears Câu 1 dựa vào quy luật hiển nhiên gần lửa thì dễ bị cháy. Lối chơi chữ như vậy giữ nguyên ý nghĩa của câu thục ngữ chuẩn mực là Gần mực thì đen gần đèn thì sáng. Tuy nhiên nó cũng có ý khuyên răn người ta phải cẩn trọng trong những mối quan hệ và hành vi của mình lựa chọn bạn mà chơi cũng như đi đêm lắm có ngày gặp ma hay chơi dao có ngày đứt tay vậy. Câu 2 có ý trách móc phê phán sự bạc bẽo vô tâm thái độ trái ngược với sự quan tâm tương trợ thương yêu trong một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ . Câu 3 Thầy sẵn sàng rồi trò mới đến phê phán những học sinh có thái độ học tập không nghiêm túc. Về tính lười nhác biếng học có rất nhiều tục ngữ cải biên tương tự lưu truyền phổ biến trong ngôn ngữ của học sinh sinh viên. Ví dụ như các câu 4 5 và 6 . 4. Uống nước thì phải nhớ nguồn Trò lười lên bảng chỉ luôn gãi đầu 5. Bói ra ma quét nhà ra rác Học lười nhác thì vác 1 2. 6. Cá không ăn muối cá ươn .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.