TAILIEUCHUNG - Cụm từ cố định: Khái niệm

Khái niệm 1. Đơn vị dùng làm chất liệu cơ sở để tạo ra câu – đơn vị giao tiếp – không phải chỉ có từ. Ngoài từ ra, còn có một loại đơn vị gọi là cụm từ cố định. Có thể nêu một khái niệm giản dị cho cụm từ cố định điển hình như sau: Cụm từ cố định là đơn vị do một số từ hợp lại, tồn tại với tư cách một đơn vị có sẵn như từ, có thành tố cấu tạo và ngữ nghĩa cũng ổn định như từ. Chính vì thế cụm. | Cụm từ cố định Khái niệm 1. Đơn vị dùng làm chất liệu cơ sở để tạo ra câu - đơn vị giao tiếp - không phải chỉ có từ. Ngoài từ ra còn có một loại đơn vị gọi là cụm từ cố định. Có thể nêu một khái niệm giản dị cho cụm từ cố định điển hình như sau Cụm từ cố định là đơn vị do một số từ hợp lại tồn tại với tư cách một đơn vị có sẵn như từ có thành tố cấu tạo và ngữ nghĩa cũng ổn định như từ. Chính vì thế cụm từ cố định được gọi là đơn vị tương đương với từ. Chúng tương đương với nhau về tư cách của những đơn vị được làm sẵn trong ngôn ngữ và tương đương với nhau về chức năng định danh chức năng tham gia tạo câu. Chẳng hạn các cụm từ to hold the balance even between two paties to speak by the book . của tiếng Anh ruộng cả ao liền qua cầu rút ván tóc rễ tre con gái rượu . của tiếng Việt . đều là những cụm từ cố định. Chúng được tái hiện và tái lập cũng như các từ vậy. 2. Cụm từ cố định cần được phân biệt với những đơn vị lân cận dễ lầm lẫn với chúng là từ ghép và cụm từ tự do. Trước hết nếu so sánh một từ ghép điển hình với một cụm từ cố định điển hình ta thấy chúng đều giống nhau ở chỗ - Cùng có hình thức chặt chẽ cấu trúc cố định - Cùng có tính thành ngữ - Cùng là những đơn vị làm sẵn trong ngôn ngữ. Ví dụ sinh viên học tập đỏ rực ngon lành hoa hồng . ăn ốc nói mò mặt trái xoan vênh váo như bố vợ phải đấm . Ở đây cần nói thêm về cái gọi là tính thành ngữ. Thực ra khái niệm này chưa phải là đã tuyệt đối rõ ràng. Nói chung thường gặp nhất là cách hiểu như nhau Giả sử có một kết cấu X gồm các yếu tố a b c . hợp thành X a b c . Nếu ý nghĩa của X mà không thể giải thích được bằng ý nghĩa của từng yếu tố a b c . thì người ta bảo kết cấu X hoặc tổ hợp X có tính thành ngữ. Vậy chứng tỏ rằng tính thành ngữ có các mức độ cao thấp khác nhau trong các tổ hợp kết cấu khác nhau bởi vì cách tổ chức nội dung và hình thức của chúng theo những con đường những phương sách rất khác nhau. Đối chiếu với các ví dụ nêu trên ta sẽ thấy điều đó. Từ ghép với cụm từ cố định phân biệt khác nhau ở .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.