TAILIEUCHUNG - Đề tài: " VÌ SAO ĐẠO CÔNG GIÁO ĐƯỢC TIẾP NHẬN Ở VIỆT NAM? "

Nhà triết học và xã hội học người Đức (1900 – 1980) đã nhận xét: “Mọi nền văn hoá đều bắt nguồn từ tôn giáo”(1). Có thể hiểu quan điểm của ông trên hai khía cạnh: thứ nhất, tôn giáo là hình thái ý thức ra đời sớm nhất trong lịch sử văn hoá của nhân loại; thứ hai, tôn giáo để lại dấu ấn đậm nét trong hầu hết các nền văn hoá và trong không ít trường hợp, nó quy định bản sắc của văn hoá. Ở đây, khái niệm văn hoá được hiểu theo nghĩa hẹp. | VÌ SAO ĐẠO CÔNG GIÁO ĐƯỢC TIẾP NHẬN Ở VIỆT NAM NGUYỄN NGUYÊN HỒNG 1. Nhà triết học và xã hội học người Đức 1900 - 1980 đã nhận xét Mọi nền văn hoá đều bắt nguồn từ tôn giáo 1 . Có thể hiểu quan điểm của ông trên hai khía cạnh thứ nhất tôn giáo là hình thái ý thức ra đời sớm nhất trong lịch sử văn hoá của nhân loại thứ hai tôn giáo để lại dấu ấn đậm nét trong hầu hết các nền văn hoá và trong không ít trường hợp nó quy định bản sắc của văn hoá. Ở đây khái niệm văn hoá được hiểu theo nghĩa hẹp của từ -văn hoá tinh thần. Bỏ qua tính chất cường điệu trong kết luận trên của có thể đồng ý với ông rằng tôn giáo là một bộ phận quan trọng của văn hoá và không thể không tính đến dù dưới góc độ khoa học nào sự tác động của nó đến các quá trình biến đổi văn hoá. Là tôn giáo có nguồn gốc phương Tây đạo Công giáo được du nhập và có một vị thế đáng kể trong đời sống văn hoá - xã hội Việt Nam. Nhiều nhà nghiên cứu đã dày công tìm hiểu các vấn đề có liên quan song câu hỏi tại sao đạo Công giáo lại được người dân nơi đây vốn có bề dày văn hoá truyền thống tôn giáo và tín ngưỡng riêng tiếp nhận vẫn chưa được trả lời thoả đáng. Trong quá trình đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi nêu trên chúng tôi nhận thấy trở ngại của vấn đề là ở chỗ buộc phải tính đến rất nhiều nhân tố như các quá trình xã hội và văn hoá đặc thù tư tưởng và tâm lý tính cách dân tộc quyền lợi chính trị và kinh tế của các quốc gia các nhóm tầng lớp xã hội . hơn nữa phải xem xét các nhân tố đó trong sự tồn tại biến đổi và tương tác lẫn nhau. Và không thể giải quyết vấn đề nếu chỉ dừng lại ở những nghiên cứu dưới góc độ khoa học lịch sử nghĩa là xem xét sự vận động của khách thể theo mũi tên thời gian một chiều từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Dưới góc độ của nhận thức triết học các hiện tượng quá trình xã hội có thể được xem xét không chỉ theo dòng thời gian mà có thể dừng lại ở một điểm nào đó có thể nắm bắt toàn bộ hay một phần của sự kiện cùng sự tác động đa chiều của các nhân tố khác đối với sự

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.