TAILIEUCHUNG - Tăng cường hơn nữa tinh thần đối thoại quốc tế trên nghiên cứu văn học_1

Tuy vậy, các công trình nghiên cứu trên Nghiên cứu văn học hiện nay, theo suy nghĩ rất chủ quan của tôi, vẫn còn thiếu tinh thần đối thoại quốc tế. | Tăng cường hơn nữa tinh thần đối thoại quốc tế trên nghiên cứu văn học Tuy vậy các công trình nghiên cứu trên Nghiên cứu văn học hiện nay theo suy nghĩ rất chủ quan của tôi vẫn còn thiếu tinh thần đối thoại quốc tế. Chúng ta đã cố gắng phá vỡ sự phong bế về lý thuyết và phương pháp song hầu như lại rơi vào thái cực vận dụng một chiều các lý thuyết ấy. Chưa có nhiều người quan tâm đến hướng phản biện tranh luận với các phương pháp lý thuyết được gọi là châu Âu trung tâm luận eurocentrism mà trên thế giới đã có một số nhà nghiên cứu nêu lên. Một vấn đề chẳng hạn như có phải quan niệm văn học truyền thống của cả phương Đông và phương Tây đều khẳng định chân lý văn học phản ánh hiện thực hay không Liệu đây có phải là một câu hỏi tưởng như cũ mèm chẳng ai muốn quan tâm nữa Nhưng cách lật lại vấn đề của Zong-Qi Cai Thái Tông Tề buộc ta phải suy nghĩ lại Các nhà phê bình phương Tây biểu thị một sự quan tâm quá mức đến mối quan hệ của văn học với hiện thực. Họ thường xuyên nhìn nhận văn học trong mối quan hệ với sự chân thực và phát triển các mô hình quan niệm tương ứng để nghiên cứu các đối tượng và các vấn đề văn học chuyên biệt. Trái lại các nhà phê bình Trung Quốc truyền thống - TNT chú lại có mối quan tâm quá mức đến vai trò của văn học trong việc làm hài hòa các quá trình khác nhau có ảnh hưởng đến cuộc sống con người. Họ liên tục nhìn nhận văn học trong mối quan hệ với các quá trình vũ trụ và xã hội-chính trị và thiết lập các nguyên lý phê bình khác nhau tập trung vào khái niệm Đạo. Bằng việc cung cấp các luận điểm tham khảo trung tâm mới cho luận cứ phê bình các quan niệm về văn học của phương Tây và Trung Quốc truyền thống - TNT đã sản sinh ra những lý thuyết và trào lưu văn học nhất định và vì thế đặt thi học poetics phương Tây và Trung Quốc vào những đường hướng phát triển riêng của chúng 2 . Nếu như ta quan niệm rằng văn học trung đại Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với văn học Trung Quốc thì các nghiên cứu so sánh như trên buộc ta phải xem xét lại cách ta .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.