TAILIEUCHUNG - Nhà Nho Nguyễn Công Trứ với Phật giáo _4

1. Khác với phần đông các danh nhân dưới thời phong kiến, Nguyễn Công Trứ (1778-1859) thành danh khá muộn màng. | Nhà Nho Nguyễn Công Trứ với Phật giáo 1. Khác với phần đông các danh nhân dưới thời phong kiến Nguyễn Công Trứ 1778-1859 thành danh khá muộn màng. Vốn là người thông minh hiếu học song sau nhiều lần thi trượt phải đến năm Kỷ Mão 1819 khi đã ngoài bốn mươi tuổi lứa tuổi tứ thập nhi bất hoặc đã từng trải trường đời và định hình chí hướng ông mới thi đậu Giải nguyên và được bổ đi làm quan. Điều đó cũng có nghĩa qua suốt bốn chục năm sống ở quê nhà ông đã nghiệm sinh sâu sắc đời sống thôn dã hấp thụ đầy đủ truyền thống văn hoá bản chất và cốt cách người dân đất cổ Giang Đình. Trong cuộc đời ông quả là con người lắm tài mà cũng nhiều tật. Cái tài của ông bộc lộ qua việc ông được thăng thưởng trọng dùng từng trị nhậm khắp vùng Hải Dương - Quảng Yên Sơn - Hưng - Tuyên cho đến xứ An Giang - Hà Tiên từng góp công khai khẩn đất hoang hoá ở các vùng Nam Định Thái Bình Ninh Bình Quảng Yên. hoặc có khi làm việc ở Quốc sử quán và chủ khảo trường thi có khi lại làm việc ở Bộ Binh Bộ Hình và trực tiếp tham gia chiến trận. Còn cái tật thực chất chính là tài năng bản lĩnh và cốt cách con người ông có nhiều mặt không chịu dung hoà với qui phạm lễ giáo phong kiến thường xuyên tiềm tàng vượt lên vòng cương toả vòng danh lợi . Cái việc từng được thăng thưởng đến chức Tổng đốc Tham tri rồi có lúc lại bị trảm giam hậu và bị cách chức bắt làm lính thú lên trấn ở biên thùy Quảng Ngãi qua hai mươi tám năm làm quan bị giáng chức và cách chức tới năm lần đủ thấy bản lĩnh con người cá nhân Nguyễn Công Trứ cao cường đến như thế nào 1 Vốn là nhà nho - một nhà nho hành đạo điển hình - nói chung Nguyễn Công Trứ không mặn mà với giáo lý và tư tưởng Phật giáo. Những cảm nhận của ông về Phật giáo nằm trong qui luật dĩ Nho nhập Thích của số đông các nhà nho thể hiện một cách hình dung về cuộc đời có phần tương đồng với Nho giáo và chủ yếu diễn ra ở chặng cuối cuộc đời. 2. Vốn là nhà nho hành đạo thuần thành trước sau Nguyễn Công Trứ vẫn trung thành với lý tưởng Nho giáo với khuôn thước và vốn tri thức

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.