TAILIEUCHUNG - Tương đồng mô hình cốt truyện dân gian và những sáng tạo trong "Truyền kì mạn lục" của Nguyễn Dữ_1

Ngay dưới thời trung đại, các học giả Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú đều đã nhắc đến mối quan hệ giữa Truyền kỳ mạn lụccủa Nguyễn Dữ (thế kỷ XVI) với Tiễn đăng tân thoại của nhà văn Trung Quốc Cù Hựu (1347-1433). | Tương đồng mô hình cốt truyện dân gian và những sáng tạo trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ Ngay dưới thời trung đại các học giả Lê Quý Đôn Phan Huy Chú đều đã nhắc đến mối quan hệ giữa Truyền kỳ mạn lụccủa Nguyễn Dữ thế kỷ XVI với Tiễn đăng tân thoại của nhà văn Trung Quốc Cù Hựu 1347-1433 . Bước sang thế kỷ XX vấn đề cội nguồn Truyền kỳ mạn lục ngày càng được các nhà nghiên cứu quan tâm và được học giả Trần Ích Nguyên tổng kết xác định trên ba phương diện cơ bản Chịu ảnh hưởng của Tiễn đăng tân thoại - Cải biên từ thần thoại chí quái Việt Nam - Ghi chép lại truyền thuyết dân gian địa phương 1 . Đó là những kết quả học thuật quan trọng của chuyên ngành văn học so sánh việc tìm hiểu diễn tiến cốt truyện trong Truyền kỳ mạn lục và các mối quan hệ văn học trong quĩ đạo văn hoá Hán dưới thời trung đại. Do mục đích và yêu cầu của đề tài ở đây chúng tôi không xét đến vấn đề cội nguồn cốt truyện mà chỉ khảo sát hiện trạng đã định hình của văn bản cái cơ cấu hình thức làm nên cốt truyện của tác phẩm. Nói cách khác chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu những đặc điểm có ý nghĩa tương đồng giữa mô hình cốt truyện trong Truyền kỳ mạn lục với mô hình cốt truyện dân gian chủ yếu là truyền thuyết và truyện cổ tích từ đó xác định những sáng tạo của Nguyễn Dữ và đặc trưng hình thức của thể loại truyền kỳ. Trên bình diện lý thuyết thuật ngữ cốt truyện được xác định là Hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định tạo thành bộ phận cơ bản quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch 2 . Đi sâu tìm hiểu cấu trúc cốt truyện các nhà lý luận đặt cược vào vai trò của sự kiện biến cố và coi đây là những đơn vị cấu trúc nền tảng có tính bền vững. Khi tìm hiểu vấn đề cốt truyện thời trung thế kỷ và cả ở những truyện dân gian trong hệ qui chiếu cấu trúc văn bản tự sự . Lotman đã đi đến một nhận xét quan trọng Văn bản có cốt truyện được xây dựng trên cơ sở văn bản phi cốt truyện với tư cách sự phủ định nó. Thế .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.