TAILIEUCHUNG - Kế sách giữ nước thời Lý-Trần _3

CHƯƠNG III XÂY DỰNG KINH TẾ LÀM CHO DÂN GIÀU NƯỚC MẠNH, “QUỐC PHÚ BINH CƯỜNG” 4. Bảo vệ sức kéo Trong sản xuất nông nghiệp, nếu như đê điều, mương máng là biểu hiện tác động chủ quan của con người nhằm hạn chế tác hại và lợi dụng thuận lợi của thiên nhiên thì sức kéo lại là nguồn hỗ trợ, tạo nên sức mạnh hợp lực và hiệu quả của lao động cơ bắp. | Kế sách giữ nước thời Lý-Trân CHƯƠNG III XÂY DỰNG KINH TẾ LÀM CHO DÂN GIÀU NƯỚC MẠNH QUỐC PHÚ BINH CƯỜNG 4. Bảo vệ sức kéo Trong sản xuất nông nghiệp nếu như đê điều mương máng là biểu hiện tác động chủ quan của con người nhằm hạn chế tác hại và lợi dụng thuận lợi của thiên nhiên thì sức kéo lại là nguồn hỗ trợ tạo nên sức mạnh hợp lực và hiệu quả của lao động cơ bắp. Đã từ lâu từ thời sơ sử tổ tiên ta đã biết thuần dưỡng trâu bò để sử dụng trong cày bừa chuyên chở. Cũng từ ngày đó trâu bò đã trở thành người bạn thân thiết chia sẻ đói no với người dân cày cho đến khi có nền nông nghiệp cơ khí xuất hiện thay thế. Con trâu là đầu cơ nghiệp có thể nói đây là chân lý rút ra từ nhận thức kinh nghiệm truyền đời của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Nhà nước thời Lý - Trần quan tâm đến nông nghiệp không thể không quan tâm đến bảo vệ sức kéo. Sử chép vào thời Lý Thái Tông năm 1042 nhà vua xuống chiếu kẻ nào ăn trộm trâu của công xử phạt 100 trượng một con phạt thành hai con 2. Có thể nghĩ rằng vào đầu thời Lý ruộng tư tuy đã xuất hiện nhưng phổ biến vẫn là ruộng công do đó trâu bò trên đại thể còn là vật sở hữu của nhà nước hoặc do cộng đồng hương giáp xã quản giữ. Do đó nhà nước quan tâm đến bảo vệ sức kéo của công . Sang thế kỷ XII khi ruộng đất tư đã phổ biến theo đó sức kéo là trâu bò cũng trở thành của tư nhân. Là của riêng nhưng chúng lại có tác động đến đời sống toàn xã hội như ruộng đất vậy. Hẳn rằng nhận thức được điều này cho nên nhà Lý đã từng hạ chiếu khuyến nông khai khẩn ruộng hoang hóa bảo vệ sở hữu ruộng đất tư đồng thời cũng bảo vệ sức kéo của toàn xã hội. Sử chép năm 1117 thời Lý Nhân Tông tháng hai âm lịch định rõ lệnh cấm giết trộm trâu . Hoàng Thái hậu Ỷ Lan nói Gần đây ở kinh thành hương ấp có nhiều người trốn tránh lấy việc ăn trộm trâu làm nghề nghiệp trăm họ cùng quẫn mấy nhà cày chung một con trâu. Trước đây ta đã từng nói đến việc ấy nhà nước đã có lệnh cấm. Nay giết trâu lại càng nhiều hơn trước. Bây giờ vua xuống chiếu kẻ nào mổ trộm trâu thì

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.