TAILIEUCHUNG - HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG DÙNG TỪ (TIẾNG VIỆT)_3

Tham khảo bài viết 'hướng dẫn kỹ năng dùng từ (tiếng việt)_3', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG DÙNG TỪ TIẾNG VIỆT Thực tế bài viết của học sinh cho thấy xét về mặt số lượng âm tiết và về nguồn gốc của từ đa số các trường hợp chọn sai là rơi vào từ đa âm tiết trong đó từ Hán - Việt chiếm tỉ lệ rất cao. Và ở đây sự lẫn lộn về nghĩa dẫn đến chọn sai thường xảy ra giữa các từ hai âm tiết trong đó có một âm tiết giống nhau hay gần gũi nhau về vần. Chẳng hạn như giữa đào thảivới sa thải xa xỉ với xa hoa trấn áp với đàn áp khêu gợi với khơi dậy thác loạn với thác . Còn hiện tượng chọn sai từ đơn âm lại thường rơi vào từ thuần Việt. Và đa số các trường hợp chọn sai là do học sinh tự phát muốn dùng những các từ đơn tiết với nghĩa bóng nghĩa trừu tượng nào đó nhưng văn cảnh không cho phép. Từ dồn vừa nêu là một ví dụ tiêu biểu. Xét về mặt từ loại trong bài viết của học sinh hiện tượng chọn sai từ thường tập trung vào lớp từ thực danh từ động từ tính từ . Hiện tượng chọn sai đối với lớp từ hư xuất hiện ít hơn. Chọn sai từ tất nhiên sẽ làm cho nội dung biểu đạt của câu lệch lạc ngô nghê. Thậm chí có trường hợp chọn sai dẫn đến nghĩa của câu mâu thuẫn với ý đồ biểu đạt của người viết. Ví dụ Đã quen có người bao bọc thời gian đầu mặc áo sinh viên tôi không cảm thấy bơ vơ. TNH 1993 . Xét về mặt ý đồ muốn biểu đạt đối tượng được nói đến trong câu là một người vốn được đồng đội anh em nuôi dưỡng chăm sóc đùm bọc chu đáo. Nhưng rồi anh đi học đại học thời gian đầu phải sống tự lập giữa một môi trường xa lạ không bạn bè thân thích không được chăm sóc đùm bọc như trước. Hoàn cảnh ấy tất nhiên làm cho anh cảm thấy bơ vơ lạc lõng. Căn cứ vào ý đồ biểu đạt ta thấy tác giả đã chọn sai hai từ bao bọc không. Bao bọccó nghĩa làm thành một lớp che chắn khắp chung quanh một sự vật không phù hợp với nội dung muốn biểu đạt. Có lẽ do người viết lẫn lộn giữa bảo bọcvà bao bọc hay do in ấn sai sót. Lỗi sai này có thể cho qua. Lỗi thứ hai mới đáng nói. Phó từ khôngbiểu thị ý nghĩa phủ định. Tác giả viết .không cảm thấy bơ vơ là ngược lại ý đồ biểu đạt. Lẽ ra phải viết

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.