TAILIEUCHUNG - Một số vấn đề về sáng tạo nghệ thuật, nhìn từ quá trình ra đời của sách "Tân thể thi sao" và tân thể thi_1

1. Tân thể thi sao: tiếp nhận để sáng tạo Trong lịch sử văn học Nhật Bản, sách Tân thể thi sao(1) (1882), được xem là điểm khởi đầu của thi ca hiện đại. Quyển sách này gồm 19 bài, trong đó có 14 bài thơ dịch và có 5 bài thơ sáng tác. Ra đời trong thời kỳ Nhật Bản bắt đầu lĩnh hội văn minh phương Tây để tự khai sáng, | Một số vấn đề về sáng tạo nghệ thuật nhìn từ quá trình ra đời của sách Tân thể thi sao và tân thể thi 1. Tân thể thi sao tiếp nhận để sáng tạo Trong lịch sử văn học Nhật Bản sách Tân thể thi sao 1882 được xem là điểm khởi đầu của thi ca hiện đại. Quyển sách này gồm 19 bài trong đó có 14 bài thơ dịch và có 5 bài thơ sáng tác. Ra đời trong thời kỳ Nhật Bản bắt đầu lĩnh hội văn minh phương Tây để tự khai sáng sách này cung cấp những cứ liệu tốt để khảo sát về hiện tượng hiện đại hóa như là một dạng thức của sáng tạo. Các tác giả của sách này là Toyama Masakazu Yatabe Ryokichi và Inoue Tetsujiro 2 . Cả ba đều không phải là nhà thơ chuyên nghiệp. Inoue Tetsujiro từng du học về triết học tại Đức là phó giáo sư triết học tại Đại học Tokyo. Yatabe Ryokichi từng du học Mỹ là giáo sư sinh vật học tại Đại học Tokyo. Toyama Masakazu từng du học Anh thời kỳ Edo trước cải cách Minh Trị sau cải cách thì du học Mỹ là giáo sư xã hội học ở Đại học Tokyo về sau từng đảm nhiệm hai vị trí là Hiệu trưởng trường này và Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Như vậy cả ba người này đều là những nhà khoa học làm việc ở một trường đại học đóng vai trò đi đầu trong công cuộc du nhập triết học tư tưởng và khoa học tự nhiên của phương Tây vào Nhật Bản thời Minh Trị. Trong lịch sử lý luận văn học Mỹ học tiếp nhận Đức nhấn mạnh đến quá trình tiếp nhận tác phẩm của người đọc như là một thành tố hoàn thành toàn bộ quá trình văn học. Nhưng sự tiếp nhận của người đọc trong cách nghĩ của Mỹ học tiếp nhận không gì khác hơn là sự tiếp nhận để thưởng thức . Quyển sách Tân thể thi sao trong lịch sử văn học Nhật là bằng chứng có tính thực chứng của một trong những hiện tượng tiếp nhận khác nữa tiếp nhận để sáng tạo . Tiếp nhận để sáng tạo là dạng thức tư duy hướng đến mục đích thức nhận và sáng tạo bản sắc của thể loại thức nhận mô hình của nó và quá trình tư duy sáng tạo dựa trên mô hình ấy. Chúng ta có thể quan sát thấy nhiều dạng thức tiếp nhận để sáng tạo trong lịch sử văn học. Một là du nhập toàn bộ cấu trúc thể .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.