TAILIEUCHUNG - Chương ha:i NGOẠI GIAO CỦNG CỐ ĐỘC LẬP – phần 2 NGOẠI GIAO CỦA NGƯỜI "VÁC NÚI, LẬT BIỂN"

Người "vác núi lật biển" (phụ sơn đảo hải - Tống sử) là danh hiệu người Tống dùng để chỉ Lê Hoàn từ sau khi họ thua về quân sự. Về ngoại giao, Lê Hoàn cũng rất khôn khéo và cứng rắn, nên người Tống càng e ngại, dè dặt. | Chương hai NGOẠI GIAO CỦNG CỐ ĐỘC LẬP - phần 2 II- NGOẠI GIAO CỦA NGƯỜI VÁC NÚI LẬT BIỂN Người vác núi lật biển phụ sơn đảo hải - Tống sử là danh hiệu người Tống dùng để chỉ Lê Hoàn từ sau khi họ thua về quân sự. Về ngoại giao Lê Hoàn cũng rất khôn khéo và cứng rắn nên người Tống càng e ngại dè dặt. Họ nhìn nhận Lê Hoàn như một nhân vật thật sự kiên cường dũng mãnh không biết sợ là gì có thể làm những việc kinh thiên động địa. Đúng là Lê Hoàn giỏi về nhiều mặt giỏi quân sự giỏi nội trị mà ngoại giao cũng rất giỏi. Riêng về ngoại giao trong quan hệ với nhà Tống Lê Hoàn thực hiện một chính sách vừa mềm dẻo vừa cứng rắn mềm dẻo để giữ vững hòa hảo giữa hai nước nhưng cứng rắn để hạn chế những thái độ hống hách nước lớn của nhà Tống. Sau khi đánh thắng quân Tống Lê Hoàn chủ động cho sứ sang Tống. Trong thời gian từ năm 982 đến 985 sứ thần hai nước ta và Tống thường qua lại nhưng Lê Hoàn không đả động gì đến việc trả tù binh cho Tống. Mãi tới năm 986 tức 5 năm sau khi chiến tranh kết thúc Lê Hoàn mới chấp nhận giải quyết vấn đề tù binh và báo cho Tống biết. Cuối năm 986 vua Tống cho hai quan văn là Lý Nhược Chuyết và Lý Giác sang ta để nhận tù binh và mang sắc vua Tống phong Lê Hoàn chức Tiết độ sứ . Sắc phong này chỉ có ý nghĩa là nhà Tống phải chính thức thừa nhận Lê Hoàn là người cầm quyền trị nước của ta và chịu từ bỏ mưu đồ xâm lược nước ta. Trên thực tế Lê Hoàn vẫn là hoàng đế của một nước độc lập không phải tiết độ sứ của một địa phương nào của Tống. Lê Hoàn trao trả cho Tống những binh sĩ và hai tướng Tống bị bắt tại trận là Quách Quân Biện Triệu Phụng Huân. Năm sau 987 vua Tống lại cho Lý Giác sang sứ nước ta sứ không ghi rõ là sang về việc gì. Lý Giác là một văn thần học vấn rộng thơ văn giỏi. Lần này muốn để cho sứ Tống thấy nước ta là một nước thi thư có văn hiến có nhiều nhân tài nhiều trí thức nên Lê Hoàn cử một nhà sư là Đỗ Thuận tham gia tiếp sứ. Thời Ngô Đinh Lê Lý các nhà sư là tầng lớp có học thức nhiều hơn cả. Sư Đỗ Thuận giả làm một người nhà đò chở

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.