TAILIEUCHUNG - Thuyết trình: Hiện trạng khai thác bauxit ở miền nam
Bauxit là một trong những khoáng sản phổ biến trên bề mặt Trái đất để chế biến thành nhôm kim loại và là một trong những nguồn tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn của Việt Nam. Theo kết quả điều tra thăm dò địa chất, ở nước ta khoáng sản Bauxit phân bố rộng từ Nam đến Bắc với trữ lượng khoảng 5,5 tỷ tấn quặng nguyên khai, tương đương với 2,4 tỷ tấn quặng tinh; tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên. | SVTH: Nguyễn Thế Tường MSSV: 3050344 GVHD: ThS. Hoàng Thị Hồng Hạnh NỘI DUNG Giới thiệu Quy trình khai thác Hiện trạng khai thác Các vấn đề môi trường Tình hình khai thác Kết luận và kiến nghị Giới thiệu Bauxit là một trong những khoáng sản phổ biến trên bề mặt Trái đất để chế biến thành nhôm kim loại và là một trong những nguồn tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn của Việt Nam. Theo kết quả điều tra thăm dò địa chất, ở nước ta khoáng sản Bauxit phân bố rộng từ Nam đến Bắc với trữ lượng khoảng 5,5 tỷ tấn quặng nguyên khai, tương đương với 2,4 tỷ tấn quặng tinh; tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên (chiếm 91,4%), trong đó Đăk Nông 1,44 tỷ tấn (chiếm 61%). So với các mỏ Bauxit trên thế giới, Bauxit ở Việt Nam được đánh giá có chất lượng trung bình. Bauxit ở nước ta có 2 loại chủ yếu: Bauxit có nguồn gốc trầm tích phân bố tập trung ở miền Bắc. Như tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Hải Dương, Nghệ An. Bauxit có nguồn gốc phong hóa laterite từ đá bazan tập trung ở Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ. Như Đak Lak, Lâm Đồng, Kon Tum, Quảng Ngãi. Bauxit dạng hạt Bauxit dạng khối Quy trình khai thác Đầu tiên là thăm dò các vùng phân bố quặng. Tiếp đến là giải phóng mặt bằng, lớp thảm thực vật, đền bù, tái định cư cho người dân. Sau cùng là tiến hành khai thác quặng. Quặng sẽ được tuyển rửa để chế biến alumina, có thể được xuất khẩu hay đưa vào nhà máy luyện nhôm. Với quy trình sản xuất này, toàn bộ thảm thực vật, kiến trúc của vùng quặng sẽ thay đổi, sau khi khai khoáng phải tái tạo lại hoàn toàn cây trồng, vật nuôi, công trình dân sinh trên mặt đất. Trong khi đó, để tái tạo lại những mảng rừng bạt ngàn này phải mất đến hàng chục năm, hàng trăm năm. Quá trình tuyển quặng và chế biến alumina sẽ cần một lượng nước lớn và thải ra môi trường nhiều loại chất thải lỏng và rắn. Trong đó, đáng lưu ý nhất là bùn đỏ, một loại chất thải độc hại và nguy hiểm có độ pH cao, không tự tiêu hủy được. Hiện trạng khai thác Các vấn đề môi trường trong khai thác Bùn đỏ Bùn đỏ là vấn đề được quan tâm .
đang nạp các trang xem trước