TAILIEUCHUNG - Kiến thức lớp 10 Nguyễn Bỉnh Khiêm –Nhàn-những vấn đề trong nhàn

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, Hải Dương (nay thuộc Vĩnh Bảo, Hải Phòng), từng thi đỗ Trạng nguyên. Làm quan được tám năm, ông dâng sớ xin triều đình chém mười tám kẻ lộng thần nhưng không được chấp nhận. Sau đó ông xin về trí sĩ ở quê nhà, tự đặt tên hiệu là Bạch Vân cư sĩ, dựng am Bạch Vân, lập quán Trung Tân, mở trường dạy học. | Kiến thức lớp 10 Nguyễn Bỉnh Khiêm -Nhàn-phần 3 1. Tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm 1491 - 1585 người làng Trung Am huyện Vĩnh Lại Hải Dương nay thuộc Vĩnh Bảo Hải Phòng từng thi đỗ Trạng nguyên. Làm quan được tám năm ông dâng sớ xin triều đình chém mười tám kẻ lộng thần nhưng không được chấp nhận. Sau đó ông xin về trí sĩ ở quê nhà tự đặt tên hiệu là Bạch Vân cư sĩ dựng am Bạch Vân lập quán Trung Tân mở trường dạy học. Tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm gồm có tập thơ chữ Hán Bạch Vân am thi tập tập thơ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi tập sấm kí Trình Quốc công sấm kí . 2. Tác phẩm Bao trùm trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm từ khi về trí sĩ ở quê nhà là cảm hứng thanh nhàn tự tại gắn bó với thiên nhiên không tơ tưởng bon chen phú quý. Cảm hứng ấy được thể hiện bằng những bài thơ có ngôn từ giản dị tự nhiên mà cô đọng giàu ý vị. Bài thơ Nhàn trích trong tập thơ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi là một trường hợp tiêu biểu. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sống gần trọn thế kỉ XVI giai đoạn có nhiều biến cố phức tạp nội chiến tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến diễn ra liên miên nhân dân lầm than đói khổ trong cảnh nồi da nấu thịt . Sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện thái độ phê phán những thói đời bạc bẽo ham danh lợi mà bỏ đi tình nghĩa là một biểu hiện thanh cao của một tấm lòng thiết tha với dân tộc. Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là bài thơ tiêu biểu cho mảng thơ về đề tài tịch cư trong văn học trung đại. Bài thơ vẽ nên một bức tranh sinh hoạt của người ẩn sĩ với thú vui dân dã. Khi về ở ẩn Trạng Trình đã tỏ ra rất bằng lòng với lựa chọn của mình Cao khiết thuỳ vi thiên hạ sĩ An nhàn ngã thị địa trung tiên Ngụ hứng Là tiên khách bởi được thoải mái cả về thân xác và tinh thần Nội đắc tâm thân lạc Ngoại vô hình dịch luỵ. Bên trong được thú vui của tâm của thân Bên ngoài khỏi phải chạy vạy để phục dịch cho hình xác Cảm hứng Thú vui nhàn dật tránh xa khỏi vòng danh lợi là một đề tài khá quen thuộc của văn học thế kỉ XVI. Nhiều tác giả ca ngợi .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.