TAILIEUCHUNG - Chuẩn bị cho buổi đánh giá cuối năm

Theo các chuyên gia nghề nghiệp, buổi đánh giá cuối năm có ý nghĩa quan trọng. Những phản hồi bạn nhận được từ buổi đánh giá này có thể giúp bạn xác định điểm mạnh của bản thân và cải thiện điểm yếu, thiết lập mục tiêu ngắn hạn - dài hạn cũng như thúc đẩy sự nghiệp của bạn. | Tư Vấn Kỹ Năng In Chuẩn bị cho buổi đánh giá cuối năm Theo các chuyên gia nghề nghiệp, buổi đánh giá cuối năm có ý nghĩa quan trọng. Những phản hồi bạn nhận được từ buổi đánh giá này có thể giúp bạn xác định điểm mạnh của bản thân và cải thiện điểm yếu, thiết lập mục tiêu ngắn hạn - dài hạn cũng như thúc đẩy sự nghiệp của bạn. Nhưng để làm được như vậy, bạn phải tới cuộc họp đánh giá với tâm lý thoải mái và chuẩn bị mọi thứ. Bạn có thể tham khảo những bước chuẩn bị dưới đây: 1. Nhấn mạnh những thành tựu của bạn Sếp rất bận bịu nên sẽ không thể nhớ hết những thành tựu của bạn. Do đó, hãy soạn sẵn một số đóng góp tiêu biểu của bạn cho công ty trong năm qua, bạn sẽ dễ ăn nói với sếp hơn trong buổi đánh giá. 2. Kết nối những đóng góp của bạn với thành công của công ty Bạn không nên nói lấp lửng rằng mình đã nhìn ra sự thiếu hiệu quả trong hoạt động của công ty. Thay vào đó, hãy nêu cả những giải pháp giúp ích cho công ty, hoặc bạn có khả năng đảm nhận thêm công việc nào để giúp phòng mình duy trì năng suất trong khi công ty đang thực hiện chính sách cắt giảm nhân viên. 3. Lạc quan nhưng thực tế Bạn đã làm mọi thứ có thể để giúp công ty trong giai đoạn khủng hoảng. Nay nền kinh tế đã có sự cải thiện, bạn hi vọng những đóng góp của mình sẽ được ghi nhận một cách xứng đáng. Tuy nhiên, mọi việc có thể không như bạn nghĩ. Công ty không thể thăng chức hay tăng lương gấp đôi cho bạn ngay lập tức. Do đó, bạn cần lạc quan nhưng không thể thiếu tính thực tế vào tình hình hiện tại của công ty và của chính mình. Và bạn cũng không nên chỉ tập trung vào lợi ích của mình trong buổi thảo luận với sếp. 4. Tiền lương không phải là tất cả Khăng khăng đòi sếp tăng lương không hẳn là một ý kiến hay để bạn bảo đảm lợi ích của mình khi làm việc cho công ty. Thay vào đó, bạn có thể đề nghị những khoản, mục khác mà sếp có thể sẵn lòng chiều theo ý bạn, như thay đổi lịch làm việc hay các khoản trợ cấp, làm việc tại nhà 5. Đề nghị cơ hội học tập Bản đánh giá hằng năm còn là công cụ để nhân viên đề nghị cơ hội học tập và những cơ hội phát triển nghề nghiệp khác. Hãy suy nghĩ, nghiên cứu và chuẩn bị danh sách một số cuộc hội thảo hoặc khóa học giúp bạn xây dựng các kỹ năng quan trọng mà từ đó bạn có thể phát triển một cách chuyên nghiệp và hoàn thành công việc hiệu quả hơn. 6. Không tránh né Đừng sợ những phản hồi tiêu cực bởi hiếm khi nhân viên nhận được một bản đánh giá hoàn hảo. Trên thực tế, khi bị phê bình trong buổi đánh giá, một số nhân viên im lặng và trở nên nản lòng, một số khác nổi giận và phản đối. Cả hai phản ứng như vậy đều không giúp ích cho bạn. Bạn nên sẵn sàng tiếp thu những phê bình mang tính xây dựng, rút kinh nghiệm và cải thiện theo lời đề nghị của sếp. Chắc chắn bạn sẽ được đánh giá cao hơn vào năm sau. VŨ HUYỀN (Theo Yahoo)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.