TAILIEUCHUNG - ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MÔN TRIẾT HỌC - CHƯƠNG II KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG Phần C
LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VIỆT NAM I. Điều kiện hình thành, phát triển và những đặc điểm của lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam 1. Điều kiện hình thành và phát triển của lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam Do vị trí địa lý, Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp của hai nền văn minh lớn, hai nền triết học lớn là Trung Quốc và Ấn Độ - Nền kinh tế nông nghiệp. | ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MÔN TRIẾT HỌC CHƯƠNG TRÌNH CAO HỌC CHƯƠNG II KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG Phần C NGƯỜI BIÊN SOẠN . NGUYỄN TẤN HÙNG TS. LÊ HỮU ÁI C. LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VIỆT NAM I. Điều kiện hình thành, phát triển và những đặc điểm của lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam 1. Điều kiện hình thành và phát triển của lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam - Do vị trí địa lý, Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp của hai nền văn minh lớn, hai nền triết học lớn là Trung Quốc và Ấn Độ - Nền kinh tế nông nghiệp thiên về trồng trọt, đặc biệt là nền nông nghiệp lúa nước với trình độ lao động thủ công. - Về chế độ sở hữu, chủ yếu dựa trên sở hữu pháp lý của nhà nước về ruộng đất và tài nguyên thiên nhiên, có sự phân cấp quản lý cho các địa phương làng xã, chưa có sự phân hóa giai cấp sâu sắc. Cho mãi đến cuối thời nhà Lý, chế độ tư hữu về ruộng đất mới bắt đầu phát triển. - Tổ chức làng xã có tính ổn định và khép kín - Hơn một nghìn năm bị ngoại bang đô hộ và những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Trong thời kỳ độc lập cũng phải tập trung trí tuệ và sức lực vào công cuộc bảo về Tổ quốc. - Trình độ tri thức còn mang tính chất kinh nghiệm gắn với lao động sản xuất thủ công. Tri thức tiếp thu được từ nước ngoài (Trung Quốc, Ấn Độ) chủ yếu là về chính trị, đạo đức, tôn giáo. Mãi cho đến cuối thế kỷ XIX , khi thực dân Pháp áp đặt chế độ thực dân cũ, cơ chế kinh tế, xã hội, tri thức Việt Nam mới bắt đầu có những biến đổi nhất định. 2. Những đặc điểm chủ yếu của tư tưởng triết học Việt Nam - Đặc điểm của quá trình hình thành và phát triển : Kết hợp giữa hai xu hướng: xu hướng tự thân phát triển và xu hướng tiếp thu, cải biến tư tưởng nước ngoài, trước hết là từ Ấn Độ và Trung Quốc, sau đó là các nước phương Tây. - Đặc điểm về nội dung: Do đặc điểm nổi bật của lịch sử Việt Nam là chống ngoại xâm, giành và bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc, do đó tư tưởng về cố kết cộng đồng, độc lập và chủ quyền quốc gia là tư tưởng trung tâm, cốt lõi. - Đặc điểm về
đang nạp các trang xem trước