TAILIEUCHUNG - Lễ hội dân gian ở Nam bộ part 4

Tham khảo tài liệu 'lễ hội dân gian ở nam bộ part 4', khoa học xã hội, lịch sử văn hoá phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | tông nối uào tường . Nếu mở rộng ra những công trình kiến trúc chung quanh Miếu Bà Chúa Xứ xem như là nhứng yếu tố góp phần tạo ra không gian môi trường lễ hội cho Miếu Bà chúng ta càng thấy rõ hơn một phong cách đặc biệt đáng lưu ý như thế Lăng Thoại Ngọc Hầu đối diện phía phải Miếu Bà nơi thờ Nguyễn Văn Thoại 1761 - 1829 từng là quan trấn thủ Châu Đốc - Hà Tiên kiêm bảo hộ Cao Miên đồng thời có công lớn trong việc lập chợ mở đường tại địa phương đặc biệt là việc đào kểnh Thoại Hà cạnh núi Thoại Sơn khu vực Long Xuyên và kênh Vĩnh Tế nối liền Châu Đốc - Rạch Giá . Lãng gồm điện thờ và mộ Nguyễn Vãn Thoại cùng hai bà vợ trong đó có bà Châu Thị Vĩnh Tế tên được đặt cho kênh Vĩnh Tế và cả cho làng Vĩnh Tế tức nơi trực tiếp bảo quản Lãng Ông Thoại và Miếu Bà Chúa Xứ. Công trình kiến trúc Lăng Thoại Ngọc Hầu mang đậm dáng nét phong cách kiến trúc cung đình Huế kể cả chất liệu xây dựng phần lớn mang từ nơi khác tới Trong khi đó hàng loạt ngôi chúa Phật giáo chung quanh lại có rất 120 nhiều phong cách khác nhau. Đặc biệt nổi bật lên là kiến trúc chùa Tây An một di tích nằm đối diện Miếu Bà ở cánh trái Đây là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng của An Giang cũng như của Nam Bộ gắn liền với tên tuổi của Phật thầy Tây An Đoán Minh Huyên 1807 - 1856 nguyên là một người yêu nước chống Pháp bị thất bại chạy vê nơi này ẩn mình tu hành chữa bệnh và sau đó trở thành giáo chú của Bửu Sơn Kỳ Hương một tôn giáo địa phương có ảnh hưởng khá mạnh tại miền Tây Nam Bộ. Nhìn trên tổng thể chùa Tây An là một ngôi chùa Phật giáo đại thừa với hàng trăm pho tượng Phật các loại từ Thích Ca La Hán cho đến Tứ Thiên Vương Bát Bộ Kim Cang . Nhưng khi quan sát mặt tiền chùa người ta thấy rõ ràng là toàn bộ kiểu dáng kiến trúc điêu khắc tượng và hoa văn trang trí. ở trên các tháp lầu trên cửa chùa hầu như đều mang dáng nét văn hóa Ấn - Hồi. Đồng thời ngay tại cổng chùa lại có một pho tượng Quan Ám Thị Kính đang đứng bế con trong khi ở hai bên hàng rào nối liền với cổng chính trên tám đầu .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.