TAILIEUCHUNG - LUẬN VĂN: Phân tích luận điểm của Mác “Tôi coi sự phát triển của hình thái Kinh tế - Xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên

Hiện nay, có rất nhiều người và thậm chí cả sinh viên - những người mà đang được trang bị một cách khá đầy đủ kiến thức về kinh tế, văn hoá, xã hội vẫn không hiểu rõ một cách chính xác bản chất hình thái Kinh tế - Xã hội (KT - XH) là gì và có những hình thái KT - XH nào mà thế giới con người đã trải qua và có khá hơn thì chỉ biết rằng xã hội con người đã trải qua các chế độ nào. Ngay chính tôi, trước khi chưa làm. | LUẬN VĂN Phân tích luận điểm của Mác Tôi coi sự phát triển của hình thái Kinh tế - Xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên I - Lời mở đầu Hiện nay có rất nhiều người và thậm chí cả sinh viên - những người mà đang được trang bị một cách khá đầy đủ kiến thức về kinh tế văn hoá xã hội vẫn không hiểu rõ một cách chính xác bản chất hình thái Kinh tế - Xã hội KT - XH là gì và có những hình thái KT - XH nào mà thế giới con người đã trải qua và có khá hơn thì chỉ biết rằng xã hội con người đã trải qua các chế độ nào. Ngay chính tôi trước khi chưa làm bài tiểu luận về hình thái KT - XH này tôi cũng chỉ biết rằng mình đang sống trong chế độ XHCN nhưng cũng chưa hiểu rõ rằng hình thái KT - XH chính xác là cái gì bản chất của nó ra sao. Và khi được học môn Triết về phần hình thái KT - XH tôi mới thấy hết được ý nghĩa của nó nó không đơn thuần chỉ là một khái niệm cũng không là một cái gì cụ thể mà nó như là một cái gì đó vận động. Quả thực khi nghiên cứu về vấn đề này khi tôi thiểu được ra thế nào là hình thái KT - XH thế nào là sự phát triển hình thái KT - XH thì tôi thấy như tầm hiểu biết của tôi rộng hơn rất nhiều. II - Hình thái KT - XH Trước khi đi vào phân tích Sựphát triển của hình thái KT - XH là quá trình lịch sử tự nhiên cần phải hiểu hình thái KT - XH là gì kết cấu của nó như thế nào Hình thái KT - XH là một phạm trù của CNDVLS dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến thức thượng tầng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy. Tất nhiên những mặt trên là cơ bản ngoài ra hình thái KT - XH còn bao gồm cả những quan hệ về dân tộc gia đình lịch sử và các quan hệ khác. Các quan hệ trên đây có vai trò độc lập nhất định đồng thời cũng bị chi phối bởi những điều kiện vật chất kinh tế cụ thể và những quan hệ cơ bản khác của xã hội. Như vậy về cơ bản cấu trúc của hình thái KT - XH bao gồm lực lượng sản xuất quan hệ sản xuất kiến trúc .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.