TAILIEUCHUNG - Ngộ độc thủy ngân ở trẻ em – Kỳ 1

Nuốt phải thủy ngân (Hg) là tai nạn có thể xảy ra ở trẻ em nhỏ và là vấn đề mà các bậc phụ huynh khắp nơi thường quan tâm, lo lắng. Những trường hợp tai nạn nuốt Hg vẫn là một nguyên nhân nhập viện ở trẻ em, vì biến chứng do xử trí tại nhà không đúng. Bài viết này nhằm cung cấp cho các bậc phụ huynh một số hiểu biết về ngộ độc Hg ở trẻ em và các biện pháp phòng ngừa. Có nhiều dạng Hg Hg hiện diện rất nhiều trong thức ăn, thuốc và. | Ngộ độc thủy ngân ở trẻ em - Kỳ 1 Nuốt phải thủy ngân Hg là tai nạn có thể xảy ra ở trẻ em nhỏ và là vấn đề mà các bậc phụ huynh khắp nơi thường quan tâm lo lắng. Những trường hợp tai nạn nuốt Hg vẫn là một nguyên nhân nhập viện ở trẻ em vì biến chứng do xử trí tại nhà không đúng. Bài viết này nhằm cung cấp cho các bậc phụ huynh một số hiểu biết về ngộ độc Hg ở trẻ em và các biện pháp phòng ngừa. Có nhiều dạng Hg Hg hiện diện rất nhiều trong thức ăn thuốc và môi trường sống con người được sử dụng chủ yếu trong sản xuất các hóa chất trong kỹ thuật điện và điện tử. Hg tạo ra sự ô nhiễm đáng kể đối với môi trường vì nó tạo ra các hợp chất hữu cơ trong các cơ thể sinh vật. Đây là một kim loại dạng nguyên tố ở thể lỏng màu óng ánh như bạc không tan trong nước và có thể bốc hơi tương đối dễ ở nhiệt độ phòng. Khi đặt giọt Hg ở trên mặt bàn nó có dạng giống hạt ngọc trai và rất dễ tan thành hạt nhỏ li ti và bay hơi. Có 3 dạng Hg tồn tại dưới dạng nguyên tố hay kết hợp với chất khác Hg nguyên tố có trong nhiệt kế máy đo huyết áp các thiết bị điện bóng đèn pin sơn. Hg vô cơ dạng đôi hoặc đơn hóa trị được sử dụng điều chế thuốc sát trùng làm thuốc lợi tiểu tẩy giun. Hg hữu cơ gồm hợp chất chuỗi alkyl ngắn có nhiều trong môi trường bị ô nhiễm đáng lưu ý là trong thức ăn hải sản vùng bị ô nhiễm và chuỗi alkyl dài dùng trong nông nghiệp để làm thuốc diệt nấm. Trong Đông y Hg gọi là chu sa được dùng làm thuốc an thần. Tổn thương não không hồi phục Hg là chất độc có khả năng tích lũy sinh học dễ dàng hấp thụ qua da các cơ quan hô hấp và tiêu hóa. Các dạng hóa học của Hg khác nhau về cả đặc điểm sinh học dược động học và độc tính. Hg vô cơ ít độc hơn so với hợp chất Hg hữu cơ. Hg nguyên tố gây độc cho người sau khi hít vào. Trẻ em nuốt phải Hg do vỡ nhiệt kế thường không gây độc vì nó hấp thu rất ít ở đường tiêu hóa. Tuy nhiên trường hợp trẻ bị tắc ruột hay viêm ruột thì lượng Hg được hấp thu qua đường uống có thể cao hơn. Hg nguyên tố hít vào sẽ hấp thu nhanh qua đường hô hấp gây

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.