TAILIEUCHUNG - Iraq hát khúc Marseillaise 4

Iraq hát khúc Marseillaise 4 Trong lịch sử nhân loại, có lẽ chỉ dưới triều Louis XIII, trong vụ xử tử Thống chế Concini dân chúng mới oán nhà cầm quyền tới vậy[62]. Trong khi Aref đảo chính ở Bagdad, tướng Kassem chỉ huy một đạo quân ở Baakoubd để tiếp ứng nếu cần. Trưa ngày 14, Kassem mới vào Bagdad. Cuộc cách mạng tổ chức thật bí mật, chỉ có một nhóm nhỏ sỹ quan và nhiều lắm là hai chục nhà trí thức, giáo sư, sinh viên hay trước. Kassem giữ chức tổng thống kiêm bộ trưởng bộ quốc phòng, Aref. | Iraq hát khúc Marseillaise 4 Trong lịch sử nhân loại có lẽ chỉ dưới triều Louis XIII trong vụ xử tử Thống chế Concini dân chúng mới oán nhà cầm quyền tới vậy 62 . Trong khi Aref đảo chính ở Bagdad tướng Kassem chỉ huy một đạo quân ở Baakoubd để tiếp ứng nếu cần. Trưa ngày 14 Kassem mới vào Bagdad. Cuộc cách mạng tổ chức thật bí mật chỉ có một nhóm nhỏ sỹ quan và nhiều lắm là hai chục nhà trí thức giáo sư sinh viên hay trước. Kassem giữ chức tổng thống kiêm bộ trưởng bộ quốc phòng Aref làm phó tổng thống kiêm bộ trưởng bộ nội vụ. Họ tuyên bố tôn trọng tài sản của ngoại nhân thảo một hiến pháp lâm thời nhận rằng quốc gia Iraq là một thành phần của dân tộc Ả Rập sẽ theo đường lối trung lập. Liên Xô và Trung Quốc nhìn nhận ngay nước cộng hòa Iraq. Rồi tới Mỹ và cả Anh nữa. Nouri Said chẳng còn sống để mà nghe Sứ thần Anh là Huân tước Michaei Wright tuyên bố Cuộc cách mạng Iraq có lợi cho Anh . Mau mắn nhất là công ty dầu lửa Iraq Petroleum. Ngay ngày 14-7 họ đã nhã nhặn cảm ơn cách mạng bảo vệ các giếng dầu cho họ và khúm núm xin trả lại dân tộc Iraq những khu nào đã nhượng cho họ mà họ chưa kịp khai thác. Duy có Pháp mặc dầu được các nhà cách mạng Iraq coi như bậc thầy cũng lựa ngày 14-7 cũng phát thanh bản Marseillaise cũng giết vua. thì không hiểu sao cứ làm thinh tới năm 1962 mà vẫn chưa thừa nhận nước Cộng hòa Iraq. Chia rẽ trong nội bộ Khác hẳn với Ai Cập nhóm sỹ quan cách mạng Iraq mới cầm quyền đã chia rẽ nhau thanh toán lẫn nhau. Phó Tổng thống Aref thân Nasser còn tổng thống Kassem nghịch Nasser. Đa số không ưa Ai Cập vì từ trước người Iraq vẫn tự hào rằng chính họ mới đáng lãnh đạo khối Ả Rập bây giờ họ lại tự hào thêm rằng cuộc cách mạng của họ tiến bộ hơn của Ai Cập vang lừng hơn. Từ 1958 tới 1962 chỉ là lịch sử chống đối nhau của hai phe Aref và Kassem chỉ trong một năm rưỡi tới đầu 1960 nội các Kassem đã phải cải tổ bốn lần nên họ chẳng làm được gì cả mà trong nước thêm hỗn loạn chỉ hò hét và xuống đường 63 . Kassem thắng đưa Aref đi làm đại sứ ở Bonn .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.