TAILIEUCHUNG - CHỦ ĐỀ 9: PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG MẶT PHẲNG - TIẾT 31

Tính khoảng cách từ một điểm đến đường thẳng, khoảng cách giữa 2 đường thẳng song song. | CHỦ ĐỀ 9: PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG MẶT PHẲNG Tiết 31: I. MỤC TIÊU BÀI DẠY: 1. Về kiến thức: - Nắm được nắm được công thức khoảng cách, phương trình đường tròn. 2. Về kỹ năng: - Tính khoảng cách từ một điểm đến đường thẳng, khoảng cách giữa 2 đường thẳng song song. - Lập phương trình đường tròn và các bài toán liên quan đến đường tròn 3. Về thái độ: - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi giải toán cho học sinh. 4. Về tư duy: - Rèn luyện tư duy logic cho học sinh. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị sẵn 1 số bài tập để đưa ra câu hỏi cho học sinh. 2. Học sinh: - Ôn lại kiến thức công thức lượng giác. III. GỢI Ý VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Dùng phương pháp gợi mở - vấn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy đan xen kết hợp nhóm. II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 2. Bài cũ: a) Tính khoảng giữa 2 điểm A(-1; 6) và B(2; 2) b) Tính lhoảng cách từ M(1; 3) điến đường thẳng 12x – 5y + 9 = 0 3. Bài mới: Hoạt động 1: Cho 2 đường thẳng song song: 3 x + y – 5 = 0 và 6x + 2y – 15 = 0. a) Tìm qũy tích các điểm cách đều 2 đường thẳng trên. b) Tìm khoảng cách giữa 2 đường thẳng trên. Tính diện tích hình vuông có 2 cạnh nằm trên hai đường thẳng. HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - Trả lời câu hỏi. - HS vận dụng các công thức khoảng cách để làm các BT trên. - Giao nhiệm vụ cho học sinh. - Nhận xét phần trả lời của học sinh. - Thông qua phần trả lời nhắc lại công thức khoảng cách từ một điểm đến đường thẳng, khoảng cách giữa 2 đường thẳng song song. Hoạt động 2: Cho HCN có hai cạnh nằm trên hai đường thẳng có phương trình 2x – y + 5 = 0 và x + 2y + 7 = 0. Biết 1 đỉnh là A(1;2). Tính diện tích HCN và lập phương trình các cạnh còn lại. HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - Trả lời câu hỏi. - HS vận công thức khoảng cách từ một điểm đến đường thẳng và lập phương trình đường thẳng. - Giao nhiệm vụ cho học sinh. - Nhận xét phần trả lời của học sinh. Hoạt động 3: Tính bán kính đường tròn tâm I(1;2) và tiếp xúc với đường thẳng 5x + 12y – 10 = 0. Từ đó lập phương trình đường tròn trên. HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - Trả lời câu hỏi. - HS vận công thức khoảng cách từ một điểm đến đường thẳng và lập phương trình đường tròn. - Giao nhiệm vụ cho học sinh. - Nhận xét phần trả lời của học sinh. - Thông qua phần trả lời nhắc lại phương trình chính tắc của đường tròn. Hoạt động 4: Xác định tâm và bán kính đường: a) (x – 3)2 + ( y + 2)2 = 16 b) x2 + y2 – 2x – 2y – 2 = 0 c) x2 + y2 – 3x + 4y + 12 = 0 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - Trả lời câu hỏi. - Giao nhiệm vụ cho học sinh. - Nhận xét phần trả lời của học sinh. - Thông qua phần trả lời nhắc lại phương trình đường tròn từ đó suy ra được tọa độ tâm và bán kính. Hoạt động 5: Viết phương trình đường tròn: a) Đi qua 3 điểm: M(4 ; 3) ; N (2 ; 7) ; P (-3 ; -8) b) Đi qua 2 điểm A (0 ; -2) ; B (4 ; 0) và có tâm nằm trên đường thẳng ( ) : x + 2y = 0 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - Trả lời câu hỏi. - Giao nhiệm vụ cho học sinh. - Nhận xét phần trả lời của học sinh. - câu a GV hướng dẫn sử dụng phương trình tổng quát thì bài toán giải ngắn hơn. Hoặc 1 cách khác là tìm tâm và bán kính đường tròn. 4. Củng cố: - Nhắc lại các kiến thức sử dụng trong bài. 5. Rèn luyện: GIÁO ÁN: CHỦ ĐỀ TỰ CHỌN 10 GV: NGUYỄN THANH BẰNG TRƯỜNG THPT NAM HÀ 48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.