TAILIEUCHUNG - Bảy đại triết gia Trung Quốc đời Chu - Tần: Khổng Tử - Phần 2

CHỦ THUYẾT NHO HỌC Nguyên chữ "Nho", có nghĩa là người hành nghề dạy học mà Khổng Tử là người khởi xướng. Sau đó có nhiều học thuyết ra đời, một số được xếp ngang hàng với Khổng học, cho nên lúc bấy giờ, người ta coi "Nho" là một học phái do Khổng Tử khởi xướng. Trước sau Khổng Tử đã dạy đến hơn ba ngàn học trò. Những kẻ sĩ khác thấy vậy cũng noi theo, mở rất nhiều lớp tư thục, số người theo học càng ngày càng đông, đó là cái mốc trong lịch sử, cũng. | Bảy đại triết gia Trung Quốc đời Chu - Tần Khổng Tử - Phần 2 2. CHỦ THUYẾT NHO HỌC Nguyên chữ Nho có nghĩa là người hành nghề dạy học mà Khổng Tử là người khởi xướng. Sau đó có nhiều học thuyết ra đời một số được xếp ngang hàng với Khổng học cho nên lúc bấy giờ người ta coi Nho là một học phái do Khổng Tử khởi xướng. Trước sau Khổng Tử đã dạy đến hơn ba ngàn học trò. Những kẻ sĩ khác thấy vậy cũng noi theo mở rất nhiều lớp tư thục số người theo học càng ngày càng đông đó là cái mốc trong lịch sử cũng là một bước tiến vô cùng quan trọng của nền văn hóa Trung Hoa. Riêng với Khổng Tử động cơ thúc đẩy Ngài từ quan đi dạy bọc là nhằm mục đích tạo thành một tập đoàn trí thức Nho học đi cổ động chấn hưng nền luân lý tôn pháp trong chế độ phong kiến nhà Chu lấy Trung hiếu làm đầu đang bị chư hầu phá hoại bởi vua chúa nước nào cũng chỉ biết tranh quyền đoạt lợi mà thôi. Có lẽ lúc đó chính Khổng Tử cũng chẳng ngờ là một khi đã có nhiều phần tử trí thức xuất thân từ giới bình dân đông chừng nào thì việc chấn hưng lại nền luân lý cổ truyền càng khó khăn thêm chừng nấy. Hậu quả đó đã được chứng minh từ cuối thời Xuân Thu sang thời Chiến quốc có nhiều học thuyết khác mọc lên như nấm họ không công nhận thứ luân lý tôn pháp trong đó có sự bất bình đẳng nếu cứ theo chế độ phong kiến nhà Chu. Chế độ phong kiến nhà Chu có hai đặc điểm rõ rệt Một là dưới Thiên tử tức kẻ thống trị đứng đầu chính quyền trung ương còn có nhiều bậc vua chúa được phong với tước vị Công Hầu Bá Tử Nam tại các địa phương. Địa vị của mỗi vị vua địa phương đó với Thiên tử vẫn là thần thuộc nhưng với nơi đất thọ phong lại là kẻ cai trị muôn dân theo thể chế thế tập cha truyền con nối tức gia đình trị . Hai là địa chủ cùng kẻ thống trị là một. Nông dân nếu chẳng là nô lệ thì là tá điền không có ruộng đất tư hữu ruộng đang làm cũng không được chuyển nhượng cho người khác. Để duy trì trật tự cho chế độ phong kiến cần có một quy tắc thừa kế hoàn chỉnh trong xã hội đó là quy tắc tôn pháp. Dựa theo chế độ phong kiến .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.