TAILIEUCHUNG - Khúc Nghê Thường Vũ Y

Khúc Nghê Thường Vũ Y Theo truyền thuyết (sách "Dị văn lục") thì khúc vũ này do Đường Minh Hoàng du Nguyệt điện về chế ra cho những người cung nữ múa hát. Nguyên một đêm Trung Thu, niên hiệu Khai Nguyên đời nhà Đường (713-741), vua Minh Hoàng thấy trăng sáng, mơ ước được đặt chân đến đấy xem chơi. Có đạo sĩ tên La Công Viễn (có sách chép là Diệp Pháp Thiện), người có phép tiên mới dùng giải lụa trắng, hóa thành một chiếc cầu đưa nhà vua đến Nguyệt điện. Trong điện bấy giờ sáng rực | Khúc Nghê Thường Vũ Y Theo truyền thuyết sách Dị văn lục thì khúc vũ này do Đường Minh Hoàng du Nguyệt điện về chế ra cho những người cung nữ múa hát. Nguyên một đêm Trung Thu niên hiệu Khai Nguyên đời nhà Đường 713-741 vua Minh Hoàng thấy trăng sáng mơ ước được đặt chân đến đấy xem chơi. Có đạo sĩ tên La Công Viễn có sách chép là Diệp Pháp Thiện người có phép tiên mới dùng giải lụa trắng hóa thành một chiếc cầu đưa nhà vua đến Nguyệt điện. Trong điện bấy giờ sáng rực. Tiếng nhạc du dương. Những nàng tiên trong những xiêm y xinh tươi lộng lẫy uyển chuyển múa hát như đàn bướm đủ màu tha thướt bay lượn bên hoa. Đường Minh Hoàng càng nhìn càng thấy say mê quên cả trời gần sáng nếu không có La Công Viễn nhắc thì quên trở về. Nhờ ghi nhớ cách điệu nên khi trở về triều Đường Minh Hoàng chế thành khúc Nghê Thường vũ y để tập cung nữ múa hát. Rồi cứ đến đêm rằm tháng tám Đường Minh Hoàng cùng với Dương Quý Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ xiêm y rực rỡ uyển chuyển múa khúc Nghê Thường để tưởng như sống trong cung Quảng Hàn điện Nguyệt. Truyền thuyết này có tính cách thần thoại. Đường thư chép Đường Minh Hoàng lên chơi Nguyệt điện thấy các tiên nữ mặc áo cánh chim xiêm y ngũ sắc hát bài Tây Thiên điệu khúc đến khi trở về trần còn nhớ mang máng. Nhằm lúc có Tiết độ sứ là Trương Kính Thuật từ Tây Lương đem khúc hát Bà La Môn đến biếu Minh Hoàng truyền đem san định lại và đổi tên là khúc Nghê Thường vũ y . Tài liệu này có phần thực tế. Nghê là cầu vồng. Tiếng miền Nam gọi là cái mống do ánh nắng xuyên qua hơi nước trong mây nên phân thành bảy màu. Sách Tàu ngày xưa chỉ nhận có năm màu. Thường là xiêm để che phần hạ thân của người. Nghê Thường có nghĩa là xiêm cắt bằng năm màu. Vũ y là áo dệt bằng lông chim. Hay có nghĩa là kiểu áo theo hình cách chim. Nghê Thường vũ y ta có thể cho đó là những vũ nữ mặc áo theo hình cánh chim còn quần thì bằng lụa phất phới ngũ sắc. Những nhà sử học và khảo cổ học đã cho biết đời Đường và trước đời Đường người Tàu đã có một khái niệm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.