TAILIEUCHUNG - Một số chính sách xã hội của các chúa Trịnh đối với ngoại Kiều phương Tây 1

Một số chính sách xã hội của các chúa Trịnh đối với ngoại Kiều phương Tây 1 Từ thế kỷ XVI, khi nhiều nước phương Tây đến Đàng Ngoài xin được đặt quan hệ ngoại giao thì cũng như các nước phương Đông khác, quốc gia Đại Việt phải đối diện với một làn sóng văn minh mới. Hệ quả của sự giao lưu đó dẫn đến những ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nền văn hoá và trên thực tế đã tạo ra những biến đổi xã hội không nhỏ. Đây là mối lo ngại cho triều đình Lê -. | Một sô chính sách xã hội của các chúa Trịnh đôi với ngoại Kiêu phương Tây 1 Từ thế kỷ XVI khi nhiều nước phương Tây đến Đàng Ngoài xin được đặt quan hệ ngoại giao thì cũng như các nước phương Đông khác quốc gia Đại Việt phải đối diện với một làn sóng văn minh mới. Hệ quả của sự giao lưu đó dẫn đến những ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nền văn hoá và trên thực tế đã tạo ra những biến đổi xã hội không nhỏ. Đây là mối lo ngại cho triều đình Lê - Trịnh vì kẻ cầm quyền lại rất muốn duy trì một xã hội ổn định trong trật tự phong kiến. Để giải quyết mối lo ngại này các chúa Trịnh đã đưa ra nhiều chính sách xã hội khác nhau đối với ngoại kiều phương Tây. Hoạt động của ngoại kiều phương Tây ở Đàng Ngoài thế kỷ XVII - XVIII. Tranh vẽ đám rước chúa Trịnh xuất hành thế kỷ 17 Năm 1523 vua Bồ Đào Nha đã gửi một bức thư đến chính quyền Đại Việt chính thức xin thông thương và truyền đạo. Đến năm 1533 giáo sĩ người Bồ Đào Nha đã tới Đàng Ngoài truyền đạo mở đầu cho quan hệ bang giao giữa Đại Việt với các nước phương Tây. Sang thế kỷ XVII người Hà Lan người Anh và người Pháp cũng lần lượt đến Đàng Ngoài đặt quan hệ ngoại giao. Thời kỳ này các nước phương Tây đến Đàng Ngoài chỉ có hai hoạt động chính đó là thông thương và truyền giáo. Tuy nhiên động cơ và mục đích của mỗi nước có khác nhau. Nếu như người Hà Lan và người Anh đặt trọng tâm vào mở rộng thị trường buôn bán thì người Bồ Đào Nha và người Pháp lại chú ý nhiều hơn đến việc truyền đạo. Những hoạt động của người Pháp mập mờ giữa lĩnh vực tôn giáo và thương mại họ có thương điếm nhưng không thể nói rành mạch là dùng để buôn bán hay nhằm mục đích truyền giáo 2 . Người Bồ Đào Nha cũng vậy ảnh hưởng thương nghiệp của họ mờ nhạt chủ yếu là việc truyền đạo. Cho phép thông thương và truyền đạo đồng nghĩa với việc chính quyền Đàng Ngoài thừa nhận có một cộng đồng người Âu sinh sống ổn định và lâu dài trên đất nước. Phần lớn ngoại kiều cư trú trong các thương điếm của họ. Thương điếm của Hà Lan được lập ở phố Hiến từ năm 1637 đến năm 1700

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.