TAILIEUCHUNG - Nhà Nguyễn - lịch sử thăng trầm của một dòng họ - 3

Nhà Nguyễn - lịch sử thăng trầm của một dòng họ Kỳ 3: Trung tâm giao thương Năm 1553, tức năm năm trước khi Nguyễn Hoàng vào làm trấn thủ Thuận Hóa, tiến sĩ Dương Văn An viết trong Ô châu cận lục (bản dịch của Bùi Lương): Thuận Hóa “đất đai chật hẹp, phong tục quê mùa, nhân vật thì thưa thớt buồn tẻ, không ví được với miền Hoan - Ái (tức Thanh - Nghệ - Tĩnh)”. Chiếc cầu này được các thương nhân người Nhật Bản xây dựng vào khoảng thế kỷ 17, nên người ta còn gọi. | Nhà Nguyên - lịch sử thăng trâm của một dòng họ Kỳ 3 Trung tâm giao thương Năm 1553 tức năm năm trước khi Nguyễn Hoàng vào làm trấn thủ Thuận Hóa tiến sĩ Dương Văn An viết trong Ô châu cận lục bản dịch của Bùi Lương Thuận Hóa đất đai chật hẹp phong tục quê mùa nhân vật thì thưa thớt buồn tẻ không ví được với miền Hoan - Ái tức Thanh - Nghệ - Tĩnh . Chiếc cầu này được các thương nhân người Nhật Bản xây dựng vào khoảng thế kỷ 17 nên người ta còn gọi là cầu Nhật Bản. Năm 1653 người ta dựng thêm phần chùa từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu. Năm 1719 chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An đặt tên cho chiếc cầu là Lai Viễn với ý nghĩa là bạn phương xa đến . Chỉ hơn 10 năm cầm quyền của chúa Nguyễn Hoàng sau đó vùng đất Thuận Hóa đã thay da đổi thịt. Bảng nhãn Lê Quý Đôn ghi nhận trong Phủ biên tạp lục bản dịch của Viện Sử học Chợ không bán hai giá người không ai trộm cắp cửa ngoài không phải đóng thuyền buôn ngoại quốc đều đến buôn bán đổi chác phải giá . trong cõi đều an cư lạc nghiệp . Ngọn đũa thân nào đã mang lại sự đổi thay đó Kiếm được rất nhiều mối lợi So với Đàng Ngoài Đàng Trong là vùng đất mới tiềm năng thiên nhiên chưa được khai thác nhân lực tại chỗ vô cùng thiếu thốn. Để đối phó với họ Trịnh ở phía Bắc Nguyễn Hoàng và các chúa Nguyễn đời sau phải tìm phương cách làm cho Đàng Trong nhanh chóng giàu mạnh đó là phát triển thương mại mở rộng ngoại thương. Trong luận án tiến sĩ Xứ Đàng Trong - lịch sử xã hội và kinh tế Việt Nam thời Nguyễn ở các thế kỷ 17-18 Li Tana nhận định bản dịch của Nguyễn Nghị Đối với các nước khác ở Đông Nam châu Á vấn đề ngoại thương có thể chỉ là vấn đề làm giàu nhưng đối với Đàng Trong vào buổi đầu đây là vấn đề sống còn . Đây là một chính sách mới so với các triều đại trước và kể cả với vương triều Nguyễn sau này vì bao triều đại trước vẫn chủ trương lấy nông nghiệp làm gốc dĩ nông vi bản không mặn mà lắm với việc buôn bán với nước ngoài chỉ cho phép thuyền buôn ngoại quốc cập bến tại một số cảng chứ không cho vào sâu trong nội địa. .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
11    177    2    24-01-2025
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.