TAILIEUCHUNG - Hiện Tượng Bắt Nạt Ở Trường Mầm Non ( phần 2)

Các triệu chứng căng thẳng thần kinh - trẻ mầm non bị quấy nhiễu bắt nạt bởi bạn bè được cha mẹ và giáo viên quan sát thấy có những hiện tượng căng thẳng thần kinh, lo lắng (ví dụ: đau đầu), lo sọ việc tới lớp và có nhiều dấu hiệu trầm cảm. | Hiện Tượng Bắt Nạt Ở Trường Mầm Non phần 2 Phần 1 - Hiện Tượng Bắt Nạt Ở Trường Mầm Non Phần 2 - Đâu là những hậu quả của việc bắt nạt nhau ở lứa tuổi mầm non Các triệu chứng căng thẳng thần kinh - trẻ mầm non bị quấy nhiễu bắt nạt bởi bạn bè được cha mẹ và giáo viên quan sát thấy có những hiện tượng căng thẳng thần kinh lo lắng ví dụ đau đầu lo sọ việc tới lớp và có nhiều dấu hiệu trầm cảm. Sợ bị bạn bè từ chối- trong các nghiên cứu chúng tôi thấy rằng việc bắt nạt giữa các trẻ mầm non khá giống giữa các trẻ lớn ở trường phổ thông. Nó gây ra vấn đề đáng lo ngại với toàn bộ nhóm trẻ trong lớp cũng như với người lớn giáo viên và phụ huynh . Trẻ là nạn nhân ít tham gia vào nhóm bạn bè do vậy nạn nhân thiếu bạn bè để có thể bảo vệ chúng. Trẻ em bị bạn bè từ chối lâu dài sẽ có hậu quả tiêu cực cả về sức khỏe khả năng điều chỉnh hành vi xã hội và thậm chí có nguy cơ dẫn đến bị ngược đãi cao. Những minh chứng trên thể hiện rõ ràng trẻ thiếu bạn ít được chấp nhận trong nhóm và trẻ đang bị bắt nạt là một hiện tượng nguy hiểm cần nhận được sự chú ý đặc biệt sự giúp đỡ từ phía người lớn để thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn xấu xa đó. Trẻ không thể tự giải quyết - chúng ta thấy rằng nhiều đứa trẻ cảm thấy áp lực vì bị bắt nạt hay chứng kiến hành vi bắt nạt. Nạn nhân không thể tự đưa tình hình đi đến kết thúc và những kẻ bắt nạt cũng không phải tự ý dừng lại. Trẻ là kẻ bắt nạt lâu dần sẽ thấy ham thích việc làm của mình chúng sẽ tăng cường đẩy mạnh các hành vi bắt nạt lên mức độ cao hơn. Người lớn cần làm theo những hướng dẫn sau Đầu tiên giáo viên cần nhận ra phân biệt sự khác nhau giữa bắt nạt và một số hình thức xung đột giữa các cá nhân trẻ. Từ đó can thiệp sớm nhất có thể. Thứ hai giáo viên cần phải hiểu rằng can thiệp sớm là cần thiết để ngăn chặn hành vi bắt nạt. Thảo luận với cả lớp về các hành vi không thể chấp nhận. Có sự nói chuyện và trấn an với trẻ bị bắt nạt để chúng cảm thấy mình được bảo vệ ngay khi bạn thấy dấu hiệu bé bị bắt nạt. Điều này giúp kẻ bắt nạt cũng

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.