TAILIEUCHUNG - Chứng Khó Tiêu (Dyspepsia)

Chứng khó tiêu gặp ở khoảng 25% dân số. Bệnh kéo dài và thường hay tái phát, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khả năng lao động. Theo tiêu chuẩn Rome II : Khó tiêu (KT) được định nghĩa là đau hoặc khó chịu ở vùng thượng vị. Triệu chứng khó chịu này đi kèm với đầy bụng, đầy hơi, buồn nôn, ăn mau no. Bệnh nhân KT có thể bị ợ nóng sau, đau rát sau xương ức, nhưng nếu ợ nóng là triệu chứng nổi bật thì nên nghĩ đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản(GERD). . | Chứng Khó Tiêu Dyspepsia Chứng khó tiêu gặp ở khoảng 25 dân số. Bệnh kéo dài và thường hay tái phát ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống khả năng lao động. Theo tiêu chuẩn Rome II Khó tiêu KT được định nghĩa là đau hoặc khó chịu ở vùng thượng vị. Triệu chứng khó chịu này đi kèm với đầy bụng đầy hơi buồn nôn ăn mau no. Bệnh nhân KT có thể bị ợ nóng sau đau rát sau xương ức nhưng nếu ợ nóng là triệu chứng nổi bật thì nên nghĩ đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản GERD . I-Nguyên Nhân Nguyên nhân chỉ được tìm thấy ở 40 bệnh nhân khó tiêu đến khám thường là do viêm loét dạ dày hoặc trào ngược dạ dày thực quản GERD . Đa số trường hợp còn lại thường không tìm thấy nguyên nhân. dung nạp thực phẩm Chưa chứng minh được các chất gia vị cà fê hoặc bia rượu là nguyên nhân gây khó tiêu. Các cơ chế sau đây có thể gây không dung nạp thực phẩm niêm mạc bị kích thích ổ loét bị kích thích căng trướng dạ dày quá mức thay đổi tốc độ tống xuất thức ăn khỏi dạ dày khí được tạo ra nhiều trong dạ dày kém hấp thu dị ứng thức ăn không dung nạp lactose. B. Không dung nạp thuốc 10-25 bệnh nhân dùng aspirin hoặc các thuốc kháng viêm không steroid NSAIDs kéo dài sẽ bị khó tiêu. Một số thuốc khác như viên Kali viên sắt kháng sinh nhất là các macrolides sulfonamides imidazole quinolones digitalis glucocorticoids gemfibrozil các fibrates thuốc ngủ estrogen thuốc ngừa thai uống theophylline sildenafil acarbose levodopa vitamin C liều cao . cũng có thể gây KTCN. C. Viêm loét dạ dày tá tràng Hầu như tất cả bệnh nhân viêm loét dạ dày đều bị khó tiêu KT nhưng ngược lại đa số bệnh nhân KT lại không bị viêm loét. Cần lưu ý loại trừ viêm loét dạ dày trước khi khám một bệnh nhân KT. Tần suất loét dạ dày tá tràng tăng lên ở người trên 40t nhiễm đang dùng NSAID khó tiêu về đêm cơn đau giảm sau khi ăn hoặc uống thuốc kháng acid có tiền sử loét tiêu hoá nam giới hút thuốc lá. Tần suất loét dạ dày tá tràng chỉ là 5-15 ở những bệnh nhân KT. Nếu không nhiễm và không dùng NSAIDs thì tần .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.