TAILIEUCHUNG - Quá trình hình thành nghệ thuật sân khấu cải lương : Từ ca ra bộ đến hình thành (phần 2 và hết)

1/ Sự xuất hiện một tầng lớp mới thuộc giai cấp tư sản, tiểu tư sản với yêu cầu giải phóng cá nhân, chống lễ giáo phong kiến, đã thúc đẩy sự hình thành một hình thức sân khấu mới, đáp ứng được tư tưởng tình cảm của họ. | Quá trình hình thành nghệ thuật sân khâu cải lương Từ ca ra bộ đên hình V 1 Z 1 À V. 1 Ấj thành phân 2 và hêt Tóm lại về nguyên nhân xã hội chúng ta thấy 1 Sự xuất hiện một tầng lớp mới thuộc giai cấp tư sản tiểu tư sản với yêu cầu giải phóng cá nhân chống lễ giáo phong kiến đã thúc đẩy sự hình thành một hình thức sân khấu mới đáp ứng được tư tưởng tình cảm của họ. 2 Việc cải cách sân khấu cũng nằm trong chương trình cải cách xã hội của phong trào Duy Tân khi phong trào này thất bại một số người yêu nước chuyển hướng qua hoạt động văn hóa xã hội trong đó có cả việc cải cách sân khấu. 3 Nông dân là những người chịu áp bức bóc lột của phong kiến thực dân sẵn có tấm lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Khi những sĩ phu yêu nước đề xướng ra phong trào cải lương thì nông dân là người góp phần phổ biến rộng rãi loại hình nghệ thuật này. B- NGUYÊN NHÂN VỀ NHU CẦU THẨM MỸ Bộ môn văn nghệ được đồng bào mọi giới ở Nam Bộ yêu chuộng nhất từ thời các chúa Nguyễn vẫn là tuồng hát bội. Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức mô tả dài dòng về thú ham mê hát bội đến mức trở thành hủ tục lãng phí ở Nam Bộ Gọi gánh hát đến rồi người mua dàn mời bạn bè đến xem như khách danh dự để lấy lại số tiền tổng cộng lại quả là lời gấp bội. Mỗi vị quan to như Lê Văn Duyệt Nguyễn Văn Thoại Thoại Ngọc Hầu đều sắm đoàn hát bội riêng. Trong miêu thờ Lê Văn Duyệt ở Bà Chiêu Gia Định dành riêng một vị trí thờ kép Hứa Văn lừng danh từng được tả quân ưa thích lúc sinh thời. Thực dân Pháp đên hát bội vẫn tồn tại với những tuồng pho tuồng Tàu trong đó xuất sắc nhất vẫn là tuồng San Hậu. Với tình hình mới hát bội không đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ của người xem vì quanh đi quẩn lại chỉ có vua quan không thê hiện được cuộc đời người dân tình yêu lao động . Đặc biệt không thê hiện được nội dung chống Pháp chống giai cấp bóc lột. Những năm đầu thê kỷ XX đã xuất hiện ngày càng đông đảo những loại người mới từ bọn thực dân và quan lại công chức tay sai cho chúng đên những người thuộc giai cấp tư sản .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.