TAILIEUCHUNG - Khi con bạn bị bắt nạt

Chúng ta thường thấy cha mẹ là người cuối cùng biết được con mình bị bắt nạt và hành hung ở trường. Ðó là vì sự bắt nạt và sự im lặng của nạn nhân do sợ hãi vì bị đe dọa liên tục là một thứ vòng lẩn quẩn liên quan mật thiết với nhau. Một khi đã bị ăn hiếp, nếu nạn nhân không chống cự lại ngay, thì các hành động đó sẽ tiếp tục xảy ra, và các em sẽ bị đe dọa rằng nếu đem sự việc kể lại với người lớn thì sẽ. | Khi con bạn bị bắt nạt Chúng ta thường thấy cha mẹ là người cuối cùng biết được con mình bị bắt nạt và hành hung ở trường. Đó là vì sự bắt nạt và sự im lặng của nạn nhân do sợ hãi vì bị đe dọa liên tục là một thứ vòng lẩn quẩn liên quan mật thiết với nhau. Một khi đã bị ăn hiếp nếu nạn nhân không chống cự lại ngay thì các hành động đó sẽ tiếp tục xảy ra và các em sẽ bị đe dọa rằng nếu đem sự việc kể lại với người lớn thì sẽ bị hành hung hay đánh đập nặng nề hơn. Bạn không thể chỉ trông chờ vào việc các em sẽ nói lại sự việc các em bị bắt nạt như thế nào. Muốn phá vỡ bức tường im lặng vì sợ hãi đó bạn hãy chú ý đến những dấu hiệu sau Vẻ sợ sệt của các em khi đi lại trên đường hay khi các em đứng chờ xe buýt Các em đột ngột thay đổi hướng đi thường xuyên của mình Các em hay kêu mệt lúc thức dậy buổi sáng và có vẻ không muốn đi học Quần áo sách vở hay bị lấm lem rách rưới về đến nhà các em cảm thấy đói lả vì phần ăn của các em bị kẻ khác lấy mất Các em trở nên ít nói hay nhút nhát Hay kêu mất đồ đạc dụng cụ học tập Điểm của các bài làm tụt hẳn xuống Thân thể bị bầm tím hay có những vết cắt Nếu bạn thấy con em mình có nhiều dấu hiệu này đừng nên vội vã cho là con mình đã bị bắt nạt ăn hiếp ở trường học. Tuy nhiên bạn nên hỏi các em ngay và khuyến khích các em nói ra không nên ép buộc khi các em có ý trốn tránh. Nếu các em không chịu nói ngay bạn nên hỏi anh chị em hay bạn bè của con mình. Các em cùng lứa tuổi thường biết rõ chuyện gì đã xảy ra trước khi thầy cô và nhân viên nhà trường khám phá ra sự việc. Khi đã chắc chắn rằng con em của mình là nạn nhân của nạn sách nhiễu hành hung bạn nên nói chuyện với con em trước khi xúc tiến việc liên lạc với nhà trường hay cha mẹ của đứa trẻ bắt nạt. Bạn nên hỏi con em mình rằng bạn có thể làm gì để chấm dứt các hành vi đó và làm gì để các em cảm thấy b ớt sợ hãi. Bạn có thể nhờ bạn bè của con em mình đi chung với nó trên đường đến trường hay về nhà Nếu các em chưa bị sợ hãi quá độ bạn cũng có thể khuyến khích các em bảo vệ lấy

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.