TAILIEUCHUNG - Kiểm tra phương án xử lý các dự án có vướng mắc hoặc không trả được nợ vay (Trường hợp kiến nghị là của Chủ dự án,cơ quan chủ quản dự án)

Trình tự thực hiện: + Bước 1: Tiếp nhận đề nghị xem xét điều chỉnh phương án trả nợ Chủ dự án/ cơ quan chủ quản dự án có văn bản đề nghị xem xét điều chỉnh phương án trả nợ gửi Bộ Tài chính. + Bước 2: Xem xét tình hình dự án và xây dựng cơ chế tài chính Bộ Tài chính phối hợp với cơ quan uỷ quyền cho vay lại đánh. | BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính Kiểm tra phương án xử lý các dự án có vướng mắc hoặc không trả được nợ vay (Trường hợp kiến nghị là của Chủ dự án/cơ quan chủ quản dự án) 91. Kiểm tra phương án xử lý các dự án có vướng mắc hoặc không trả được nợ vay (Trường hợp kiến nghị là của Chủ dự án/cơ quan chủ quản dự án) - Trình tự thực hiện: + Bước 1: Tiếp nhận đề nghị xem xét điều chỉnh phương án trả nợ Chủ dự án/ cơ quan chủ quản dự án có văn bản đề nghị xem xét điều chỉnh phương án trả nợ gửi Bộ Tài chính. + Bước 2: Xem xét tình hình dự án và xây dựng cơ chế tài chính Bộ Tài chính phối hợp với cơ quan uỷ quyền cho vay lại đánh giá tình hình dự án và xây dựng cơ chế tài chính phù hợp hơn (nếu cần thiết) Đối với những trường hợp nhà tài trợ can thiệp vào cơ chế tài chính của dự án, Bộ Tài chính trao đổi sơ bộ với nhà tài trợ + Bước 3: Báo cáo Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài chính báo cáo tình hình thực hiện dự án, tình hình tài chính của Chủ dự án và trình TTCP phương án xử lý nợ (nếu cần thiết). Sau đó, Thủ tướng Chính phủ có văn bản trả lời, trong đó có hướng xử lý căn cứ kiến nghị của Bộ Tài chính - Cách thức thực hiện: + Gửi công văn trực tiếp tại Bộ Tài chính + Hoặc gửi công văn qua hệ thống bưu chính. - Thành phần, số lượng hồ sơ: - Thành phần hồ sơ, bao gồm: + Công văn báo cáo tóm tắt và kiến nghị + Báo cáo chi tiết tình hình tài chính của công ty và tình hình thực hiện dự án - Số lượng hồ sơ: 01 bộ gửi Bộ Tài chính - Thời hạn giải quyết: + Không quá 90 ngày kể từ ngày Bộ Tài chính nhận đủ hồ sơ, thông tin báo cáo từ chủ dự án, cơ quan uỷ quyền cho vay lại, thống nhất sơ bộ với nhà tài trợ (nếu cần), Bộ Tài chính phát hành công văn báo cáo/ trình TTCP. - Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức - Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: + Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Thủ tướng Chính phủ + Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Bộ Tài chính - Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: + Văn bản chấp thuận. + Quyết định về việc tiếp tục hay không thực hiện cơ chế tài chính hiện tại hay cơ chế tài chính mới. - Lệ phí: Không - Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không - Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không - Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: + Nghị định 131/2006/NĐ-CP của CP ngày 09/11/ 2006 ban hành qui chế quản lý và sử dụng ODA. + Nghị định 134/2005/NĐ-CP ngày 1/11/2005 quản lý vay và trả nợ nước ngoài. + Quyết định số 181/2007/NĐ-CP 6/11/2007 của Chính phủ Ban hành Quy chế cho vay lại từ nguồn vốn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ + Một số văn bản khác qui định cụ thể cơ chế cho vay lại đối với từng ngành (chẳng hạn như TT 108/2003/TT-BTC ngày 7/11/2003 hướng dẫn có chế tài chính áp dụng đối với các dự án VSMT sửdụng ODA, Thông tư số 19/2008/QĐ-BTC v/v bãi bỏ TT số 40/2005/TT-BTC ngày 25/5/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính đối với các dự án cấp nước sạch sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức. + Thực tế thực hiện.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.