TAILIEUCHUNG - Cách đầu tư cổ phiếu ngắn hạn

Tài liệu "Cách đầu tư cổ phiếu ngắn hạn" sẽ hướng dẫn bạn cách đầu tư 1 cách hiệu quả nhất. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn trở thành một nhà đầu tư mới "lướt sóng" hiệu quả nhất. | Cách đầu tư cổ phiếu ngắn hạn Lướt sóng hiệu quả Chia nhóm cổ phiếu để đầu tư hiệu quả CTCK SMES vừa tiến hành phân nhóm cổ phiếu trên sàn theo nhiều tiêu chí đầu tư. Các tiêu chí này chuyên sâu hơn so với các tiêu chí “truyền thống” (tăng giá, giảm giá, khối lượng giao dịch nhiều ). Theo đó, tiêu chí lập ra các nhóm cổ phiếu này đều tập trung vào việc tìm kiếm các mã có tiềm năng để đầu tư hay thậm chí lướt sóng. Chẳng hạn, để lướt sóng, nhà đầu tư có thể dựa vào các nhóm có giá thấp, nhóm có giá bị giảm liên tục nhiều phiên liên tiếp, nhóm có tin đồn, nhóm mới công bố thông tin, nhóm có tin phát hành thêm, nhóm sắp trả cổ tức, nhóm đang được khối ngoại mua ròng Còn để đầu tư dài hạn, nhà đầu tư có thể dựa vào các nhóm có doanh thu tăng, có ROE cao, nhóm đang được định giá thấp, nhóm sẽ trả cổ tức cao Thậm chí, nhà đầu tư có thể chọn nhóm “lai” theo cả hai dạng lướt sóng và đầu tư như nhóm đại gia (dựa theo giá trị thị trường), nhóm đầu ngành (đưa ra tên các công ty hàng đầu trong từng nhóm ngành), nhóm được dự báo có doanh thu quý tới tăng (dựa vào thống kê tính mùa vụ), nhóm thặng dư (để đón đầu thông tin chia thưởng, nếu công ty có ý định) Theo SMES, cổ phiếu nào có tên trong càng nhiều nhóm thì càng có nhiều tiềm năng đầu tư. Nhà đầu tư có thể lựa chọn những cổ phiếu theo các cách “đánh” của mình như đánh theo thông tin, theo chỉ số định giá, theo khối nước ngoài mua ròng, theo phân tích cơ bản Sau khi chọn được cổ phiếu, nhà đầu tư có thể dùng phân tích kỹ thuật của S-pro để tìm thời điểm giao dịch. "Lướt sóng" hiệu quả! Làm sao để một nhà đầu tư mới "lướt sóng" hiệu quả nhất? Thuật ngữ "lướt sóng" ám chỉ những nhà đầu tư (NĐT) mua bán CP với chu kỳ rất ngắn và tìm kiếm lợi nhuận dựa trên những dao động của thị trường. Thông thường, cách chơi của những NĐT này là sao cho "vượt mặt" được quy định T+3 (khi mua CP, nhà đầu tư phải chờ 3 ngày kể từ ngày mua mới được đặt lệnh bán CP). Do đó, họ phải luôn có CP dự trữ trong tài khoản để chờ khi giá lên cao là bán. Những nhà đầu tư này hiếm khi chờ đợi để bán ở giá "đỉnh" và mua vào ở giá "đáy", do đó, dòng vốn của họ luôn luân chuyển và sinh lời. Về cơ bản, phân tích kỹ thuật hay được các NĐT "lướt sóng" sử dụng hơn cả. Còn các phân tích về chỉ số tài chính, kinh doanh lại được các nhà đầu tư trung và dài hạn quan tâm đầu tiên. Có một cách chơi "lướt sóng" là sử dụng 2 tài khoản, NĐT có thể chủ động dùng một tài khoản mua CP khi giá xuống, và một tài khoản sử dụng bán cổ phiếu giá lên, hai tài khoản này được hoạt động linh hoạt sẽ có khả năng lách được quy định T+3. Tuy nhiên, phải có cổ phiếu dự trữ sẵn. Ví dụ: Với loại cổ phiếu X có ở cả hai tài khoản A và B. Vào ngày thứ 2, giá của CP X giảm, dùng tài khoản A để mua và phải chờ 3 hôm sau mới được bán CP này. Đến ngày thứ 3 hoặc thứ 4, giá CP này bất ngờ đảo chiều tăng, bạn dùng tài khoản B để bán. Đến ngày thứ 5 giá của X lại giảm, bạn lại dùng tài khoản B để mua. Đến ngày thứ 5 giá X mà tăng, bạn đã có CP sẵn ở tài khoản A để bán kiếm lời.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.