TAILIEUCHUNG - LUẬT TRỢ GIÚP PHÁP LÝ SỐ 69/2006/QH11 NGÀY 29 THÁNG 6 NĂM 2006
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định về người được trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý, hoạt động trợ giúp pháp lý và quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý. Điều 2. Đối tượng áp dụng Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. | LUẬT TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 69/2006/QH11 NGÀY 29 THÁNG 6 NĂM 2006 Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10; Luật này quy định về trợ giúp pháp lý. Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định về người được trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý, hoạt động trợ giúp pháp lý và quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý. Điều 2. Đối tượng áp dụng Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. Điều 3. Trợ giúp pháp lý Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật. Điều 4. Nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý 1. Không thu phí, lệ phí, thù lao từ người được trợ giúp pháp lý. 2. Trung thực, tôn trọng sự thật khách quan. 3. Sử dụng các biện pháp phù hợp với quy định của pháp luật để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý. 4. Tuân thủ pháp luật và quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý. 5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trợ giúp pháp lý. Điều 5. Vụ việc trợ giúp pháp lý Vụ việc trợ giúp pháp lý phải liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý và không thuộc lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Điều 6. Chính sách trợ giúp pháp lý 1. Trợ giúp pháp lý là trách nhiệm của Nhà
đang nạp các trang xem trước