TAILIEUCHUNG - CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ, CÁC TIÊU CHÍ CHỌN LỰA, VÀ TIẾN TRÌNH ĐỀ XUẤT DỰ ÁN ĐIỂM NÓNG ĐA DẠNG SINH HỌC
Quỹ Đối tác về các Hệ sinh thái Trọng yếu (CEPF) được thiết kế nhằm bảo vệ và giám sát các vùng có nhiều tiềm năng sinh học và có nguy cơ bị đe dọa trên trái đất được gọi là những điểm nóng đa dạng sinh học. CEPF là sáng kiến chung của Cơ quan Phát triển Pháp, Tổ chức Bảo tồn Quốc tế (CI), Quỹ Môi trường Toàn cầu, chính phủ Nhật Bản, Quỹ John D. và Catherine T. MacArthur, và Ngân hàng Thế giới. . | TÓM TẮT CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ, CÁC TIÊU CHÍ CHỌN LỰA, VÀ TIẾN TRÌNH ĐỀ XUẤT DỰ ÁN ĐIỂM NÓNG ĐA DẠNG SINH HỌC INDO-BURMA (VÙNG ĐÔNG DƯƠNG) 02 tháng 12 năm 2008 1 TÓM TẮT CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ Giới thiệu Quỹ Đối tác về các Hệ sinh thái Trọng yếu (CEPF) được thiết kế nhằm bảo vệ và giám sát các vùng có nhiều tiềm năng sinh học và có nguy cơ bị đe dọa trên trái đất được gọi là những điểm nóng đa dạng sinh học. CEPF là sáng kiến chung của Cơ quan Phát triển Pháp, Tổ chức Bảo tồn Quốc tế (CI), Quỹ Môi trường Toàn cầu, chính phủ Nhật Bản, Quỹ John D. và Catherine T. MacArthur, và Ngân hàng Thế giới. Mục đích cơ bản của CEPF là thu hút các tổ chức dân sự, như các nhóm cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ (NGO), các viện nghiên cứu và các doanh nghiệp tư nhân, vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở điểm nóng này. CEPF khuyến khích sự liên minh hoạt động của các nhóm khác nhau, kết hợp được khả năng riêng của mỗi nhóm và giảm sự trùng lặp hoạt động trong khuôn khổ một tiếp cận bảo tồn tổng thể và có tính điều phối. CEPF chú trọng tới các vùng sinh học hơn là các ranh giới chính trị và xem xét đe dọa đối với bảo tồn trên cơ sở điểm nóng. CEPF tập trung vào hợp tác xuyên biên giới, trong các khu vực có tầm quan trọng cao đối với bảo tồn đa dạng sinh học trải rộng qua các biên giới quốc gia, hoặc ở các khu vực mà một giải pháp toàn vùng sẽ hiệu quả hơn một giải pháp quốc gia. Bản mô tả sơ lược hệ sinh thái1 đưa ra một tổng quan về vùng Đông Dương dưới góc độ tầm quan trọng bảo tồn đa dạng sinh học, các đe dọa chính và nguyên nhân cơ bản dẫn đến mất đa dạng sinh học, bối cảnh kinh tế xã hội, và các đầu tư hiện tại cho công tác bảo tồn. Nó đưa ra một bộ kết quả bảo tồn có thể đo đếm được, xác định các thiếu hụt về kinh phí, và các cơ hội đầu tư, và vì vậy xác định điểm mà đầu tư của CEPF có thể tạo ra giá trị gia tăng lớn nhất. Bản mô tả sơ lược hệ sinh thái Đông Dương được xây dựng thông qua quá trình trao đổi lấy ý kiến và nghiên cứu tài liệu do Birdlife International điều phối, phối
đang nạp các trang xem trước