TAILIEUCHUNG - Nguy cơ động đất ở Việt Nam
Trong lịch sử tồn tại và phát triển, nhân loại luôn luôn phải đương đầu với các tai họa thiên nhiên, như lũ lụt, hạn hán, bão tố, động đất, sóng thần, núi lửa Trong các tai họa thiên nhiên đó, có lẽ động đất là tai họa khủng khiếp nhất, đáng sợ nhất mà con người luôn phải hứng chịu từ bà mẹ thiên nhiên. bởi vì chỉ trong vài giây đồng hồ cả một thành phố có thể bị sụp đổ hoàn toàn, cả một khu vực có thể bị sụt lún và đôi khi những dòng sông cũng bị đổi dòng do hậu. | Sau khi các chấn động kết thúc có thể có nhiều hư hại và nhiều người bị nạn. Điều đặc biệt quan trọng là mỗi người phải giữ bình tĩnh để giúp đỡ những người khác. Công việc đầu tiên là giúp đỡ những người bị nạn và đề phòng hoả hoạn. Sau đó bắt đầu đánh giá sự hư hại và tiến hành các biện pháp khắc phục. Hãy bình tĩnh, đánh giá hiện trạng sau động đất. Giúp đỡ những người bị nạn, tổ chức công tác sơ cứu và gọi cấp cứu nếu cần. Mở rađiô để biết tin tức và hướng dẫn của các cơ quan cứu hộ về công tác khắc phục hậu quả. Kiểm tra điện, nước, gaz. Khi tin chắc không bị hỏng hóc, mới được sử dụng. Không nên ngủ trong nhà, nếu căn nhà bị hư hại lớn. Không sử dụng điện thoại trừ trường hợp gọi cấp cứu hoặc thông báo những tình trạng nghiêm trọng (hư hại lớn, hoả hoạn, tội phạm). Sự quá tải của đường dây điện thoại có thể cản trở công tác cứu hộ. Luôn luôn mang giày, dép để tránh bị thương do các mảnh kính và các mảnh vỡ sắc nhọn. Hãy trấn tĩnh trẻ em, người già, vì động đất dễ gây các cú sốc tâm lý. Không nên vội ra đường đến những nơi bị đổ nát, nếu nơi đó không cần sự giúp đỡ của bạn. Không nên ra bờ biển, đề phòng sóng thần. Hãy đề phòng các chấn động gây ra do dư chấn. Điều chủ yếu trong mọi trường hợp là phải giữ bình tĩnh. Bạn cần kiểm tra thử có ai bị thương không. Không nên di chuyển người bị thương, trừ khi họ ở gần dây điện hay những nguy hiểm khác. Nếu bị nhà sập, bạn cần tạo tiếng động để kêu cứu.
đang nạp các trang xem trước