TAILIEUCHUNG - Báo cáo chuyên đề: Thực trạng tội phạm ma túy
Tệ nạn ma túy là hiểm họa lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sức khỏe, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an ninh xã hội và an ninh quốc gia. Để phòng ngừa ngăn chăn và đấu tranh có hiệu quả với tệ nạn ma túy. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề này, bằng việc ban hành ra các văn bản pháp luật để tiến tới ngăn chặn và phòng ngừa loại tội phạm nguy hiểm. | địa phương số người nghiện thực tế đã được cấp chính quyền sở tại bắt hoặc đưa đi tập trung cai nghiện ở trung tâm cai nghiện thuộc sở: Lao động-Thương binh xã hội quản lý. Nhìn chung số người vào đây cai nghiện đa số phạm tội lần đầu, hình thức sử dụng là chích, hút, bệnh chưa hẳn là nặng lắm. Qua thực tế thấy số đối tượng vào trung tâm sau một thời gian thì sức khỏe và tinh thần của họ tương đối tốt. Với các bác sĩ tận tình chăm sóc không những cả về bệnh tình và cả về tinh thần cho họ. Với mục đích chính là để cho họ sớm khỏi bệnh, cắt cơn nghiện để khi ra ngoài xã hội trở thành một công dân có ích cho xã hội. Vào trung tâm họ sống trong một môi trường lành mạnh, với những công việc lao động nhẹ nhàng, những bài thể dục, thể thao bổ ích cho sức khỏe của họ. Cuộc sống sinh hoạt điều độ, phù hợp, vào các buổi tối, ngày lễ họ đuợc giao lưu văn hóa, văn nghệ, họ được lắng nghe ý kiến chính đáng, sự giác ngộ tỉnh táo về tác hại của ma túy. Tóm lại những con người vào đây chữa bệnh sau khi ra khỏi trung tâm sức khỏe của họ rất tốt, cơn nghiện cũng được dứt. Nhưng thực tế đáng buồn sau khi họ trở về với cộng đồng, việc làm không có, lại thêm bạn bè xấu tác động, lôi kéo, rủ rê chơi bời, đàn đúm, cơn thèm khát ma túy trong đầu họ lại trỗi dậy, họ lại sử dụng ma túy, thậm chí còn nghiện nặng hơn. Do vậy mà trong công tác quản lý sau cai nghiện của ta còn gặp rất nhiều khó khăn và vướng mắc, nên tỷ lệ tái nghiện rất cao. Khi họ ra ngoài không có sự quản lý của: Gia đình, nhà trường, xã hội, cuộc sống buông thả, ăn chơi đua đòi thế là họ tiếp tục đi vào con đường hút chích. Vì thế mà tỷ lệ tái nghiện còn cao thậm chí còn nặng hơn trước. Vấn đề đặt ra ở đây là phải có: chính sách, chủ trương phù hợp cho đối tượng sau khi đi cai nghiện về để cho họ trở thành một công dân tốt có ích cho xã hội. Hạn chế tối đa đi vào con đường phạm tội. Làm được như vậy rất cần sự quan tâm đóng góp của: Gia đình, bạn bè, xã hội để cho họ tỉnh ngộ, tránh xa với ma túy.
đang nạp các trang xem trước