TAILIEUCHUNG - Tăng axit uric máu có thể gây ra hàng chục bệnh

Ngoài việc gây bệnh gút, tình trạng tăng axit uric máu có thể gây tổn thương cho nhiều cơ quan như mạch máu, tim, mắt, màng não, cơ quan sinh dục. Nếu như cách đây 2 thập niên, tình trạng tăng axit uric trong dân Việt Nam ước tính chỉ 1%-2% thì hiện nay, con số đó đã cao hơn nhiều. Một khảo sát của Phòng Tư vấn Sức khỏe Saigon Times năm 2004 cho thấy, trong số 50 bệnh nhân đến khám vì những nguyên nhân khác nhau, có đến 60% bị tăng acid uric máu. Ước. | Tăng axit uric máu có thể gây ra hàng chục bệnh Ngoài việc gây bệnh gút tình trạng tăng axit uric máu có thể gây tổn thương cho nhiều cơ quan như mạch máu tim mắt màng não cơ quan sinh dục. Nếu như cách đây 2 thập niên tình trạng tăng axit uric trong dân Việt Nam ước tính chỉ 1 -2 thì hiện nay con số đó đã cao hơn nhiều. Một khảo sát của Phòng Tư vấn Sức khỏe Saigon Times năm 2004 cho thấy trong số 50 bệnh nhân đến khám vì những nguyên nhân khác nhau có đến 60 bị tăng acid uric máu. Ước tính có khoảng 8 triệu người Việt Nam lâm vào tình trạng này. Bác sĩ Thái Thị Hồng Ánh Trưởng khoa Nội cơ xương khớp Bệnh viện Nguyễn Tri Phương khẳng định tình trạng tăng axit uric máu trong cộng đồng hiện khá phổ biến. Bằng chứng là mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận điều trị vài ca bệnh gút biểu hiện thường gặp của tăng axit uric trong khi trước đây chỉ có vài chục ca năm. Bác sĩ Lương Lễ Hoàng thuộc Phòng Tư vấn Sức khỏe Saigon Times cho biết axit uric là phế phẩm của quá trình phân hủy chất đạm purin và được tống xuất khỏi cơ thể qua đường tiểu. Việc tăng nhập purin hoặc giảm xuất axit uric đều dẫn đến tăng axit uric trong máu. Có hai yếu tố thuận lợi dẫn đến điều này. Đầu tiên là yếu tố di truyền một số đối tượng có thể tạng dễ bị rối loạn chức năng phóng thích axit uric qua đường tiểu. Thứ nhì là yếu tố môi trường phổ biến nhất là việc ăn uống quá nhiều chất đạm purin có trong da gà đồ lòng giò heo nạm bò lươn cá biển đặc biệt là cá mòi cá nục thịt rừng đa số lạp xưởng. Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng purin trong thực phẩm không trực tiếp gây hại mà chỉ trở thành độc chất khi ăn kèm với mỡ động vật. Cơ chế gây bệnh ở đây là chất béo ngăn cản quy trình bài tiết axit uric qua đường tiểu. Khi phân tích thói quen của những người có tăng axit uric máu bác sĩ Hoàng nhận thấy họ có 2 thói quen tai hại đó là uống ít nước không đủ 1 5 lít ngày và nhịn tiểu bận làm việc . Điều này có thể lý giải phần nào hiện tượng dù không sử dụng nhiều thực phẩm có purin nhưng họ vẫn bị tăng axit uric. .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.