TAILIEUCHUNG - Giáo trình Chủ nghĩa vô thần học: Phần 2

Phần 2 của giáo trình "Chủ nghĩa vô thần học" tiếp tục cung cấp cho học viên những nội dung về: một số tôn giáo lớn trên thế giới; tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo; giáo dục chủ nghĩa vô thần khoa học, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng tôn giáo trong đời sống tinh thần quân nhân; . Mời các bạn cùng tham khảo! | 59 Chương 5 MỘT SỐ TÔN GIÁO LỚN TRÊN THẾ GIỚI Nhân loại từ khi có tôn giáo đến nay đã từng chứng kiến sự ra đời tồn tại mất đi của nhiều tôn giáo và nhiều loại hình tín ngưỡng tôn giáo. Song số tôn giáo tồn tại với tính cách là một tôn giáo lớn trên thế giới có hệ thống giáo lý giáo luật tổ chức tôn giáo có hệ thống chức sắc cơ sở vật chất phục vụ cho sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo và có lực lượng tín đồ đông đảo ở nhiều nước thì phải nói tới Phật giáo Kytô giáo và Hồi giáo. PHẬT GIÁO 1. Khái lược sự ra đời và phát triển . Tiền đề kinh tế-xã hội văn hoá tư tưởng Ấn Độ cổ đại là một nước lớn. Chủ nhân chính của nền văn minh Ấn Độ cổ đại là người Đravida cư trú ở phía nam và người Arian ở phía bắc . Lịch sử Ấn Độ cổ đại chia thành 3 thời kỳ chính. - Thời kỳ văn hoá Haráppa văn minh sông Ấn vào khoảng thiên niên kỷ III-II trước công nguyên. - Thời kỳ Vêđa với sự hình thành đạo Bàlamôn vào khoảng thiên niên kỷ II-I trước công nguyên. - Thời kỳ cuối của Ấn Độ cổ đại với sự xuất hiện đạo Phật vào khoảng giữa thiên niên kỷ I trước công nguyên đến thế kỷ II sau công nguyên. Vào giữa thế kỷ I trước công nguyên đặc điểm nổi bật về kinh tế -xã hội Ấn Độ là nền kinh tế nông nghiệp - nông thôn tự cung tự cấp và xã hội phân hoá thành những đẳng cấp khác nhau. Các đẳng cấp này được luật Manu của Ấn Độ thừa nhận và xã hội đẳng cấp ấy được gọi là chế độ Vácna màu sắc . Do xã hội phân chia thành đẳng cấp một cách khắc nghiệt đã tạo nên mâu thuẫn xã hội gay gắt. Đặc biệt đẳng cấp Thủđàla căm ghét chế độ xã hội đương thời hä luôn mong muèn thoát khỏi cuộc sống khổ cực. Lúc này về tư tưởng xã hội Ấn Độ hình thành nhiều trường phái triết học - tôn giáo được chia thành hai phái phái chính thống và không chính thống. Các trào lưu tư tưởng dù ở phái nào đều trực tiếp hay gián tiếp dù ít hay nhiều đều phản kháng lại chế độ đẳng cấp và đạo Bàlamôn. Như vậy Phật giáo ra đời ở Ấn Độ bắt nguồn từ nguồn gốc kinh tế - xã hội văn hoá tư tưởng là một trào lưu tư tưởng chống lại chế độ đẳng cấp .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.