TAILIEUCHUNG - Đặc điểm và tác động của quan hệ kinh tế Trung Quốc - Myanmar thập niên đầu thế kỷ XXI

Bước vào thế kỷ XXI, dưới tác động của các nhân tố khác nhau, quan hệ kinh tế quốc tế tiếp tục có sự biến đổi sâu sắc và trở thành trọng điểm trong quan hệ quốc tế. Bài viết trình bày một số thành tựu về quan hệ kinh tế Trung Quốc - Myanmar thập niên đầu thế kỷ XXI - đặc điểm và tác động của quan hệ kinh tế Trung Quốc - Myanmar thập niên đầu thế kỷ XXI. | ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA QUAN HỆ KINH TẾ TRUNG QUỐC - MYANMAR THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI NGUYỄN VĂN TUẤN Trường Đại học Sư phạm Đại học Huế Tóm tắt Bước vào thế kỷ XXI dưới tác động của các nhân tố khác nhau quan hệ kinh tế quốc tế tiếp tục có sự biến đổi sâu sắc và trở thành trọng điểm trong quan hệ quốc tế. Trên cơ sở mối quan hệ truyền thống quan hệ kinh tế Trung Quốc - Myanmar tiếp tục phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng trên lĩnh vực thương mại và đầu tư. Thành tựu của mối quan hệ này đã thực sự mang lại lợi ích cho cả hai nước đồng thời tác động lớn đến quá trình liên kết kinh tế khu vực. Kết quả đó còn ảnh hưởng đến việc điều chỉnh chiến lược của một số nước lớn đang có lợi ích ở khu vực này. Thông qua việc nghiên cứu những thành tựu cơ bản trong quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Myanmar bài viết đánh giá đặc điểm và tác động của mối quan hệ này đối với hai nước và khu vực. Từ khóa Trung Quốc Myanmar quan hệ kinh tế đặc điểm 1. MỞ ĐẦU Trung Quốc và Myanmar là hai quốc gia có mối liên kết về văn hóa và lịch sử lâu đời. Với đường biên giới chung dài 2185 km làng bản hai nước Trung Quốc và Myanmar đều có thể nhìn sang nhau cư dân hai nước sinh sống ở bên kia biên giới có chung cội nguồn dân tộc tương đồng về văn hóa và gần gũi về tập tục. Vào thập niên đầu thế kỷ XXI mối quan hệ đó càng trở nên mật thiết khi Myanmar nhận thức được rằng củng cố và phát triển quan hệ với Trung Quốc đặc biệt là quan hệ kinh tế là một trong những biện pháp hữu hiệu để có thể duy trì độc lập thúc đẩy nhu cầu phát triển toàn diện phù hợp với những lợi ích căn bản của Myanmar. Ngược lại Trung Quốc cũng nhận thấy gia tăng quan hệ kinh tế với Myanmar - nơi có vị trí chiến lược là ngã tư châu Á không những giúp Trung Quốc thực hiện thành công chiến lược kinh tế mạnh mẽ chiến lược ngoại giao láng giềng chính sách hai đại dương mà còn qua đó kiềm chế Ấn Độ hạn chế sự xoay trục của Mỹ cũng như những toan tính chiến lược của các nước lớn khác. Trên cơ sở đó quan hệ kinh tế .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.