TAILIEUCHUNG - Đề cương ôn tập Vật lí 12 - Phần 2: Sóng cơ và sóng âm

"Đề cương ôn tập Vật lí 12 - Phần 2: Sóng cơ và sóng âm" giúp bạn ôn tập kiến thức về sóng cơ và sự truyền sóng cơ, giao thoa sóng, sóng dừng, sóng âm, hiệu ứng Đốp-ple. Đồng thời nâng cao kỹ năng giải các bài tập dạng tìm đại lượng đặc trưng của sóng – viết phương trình sóng, giao thoa sóng – sóng dừng, . Mời các bạn cùng tham khảo! | II. SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Sóng cơ và sự truyền sóng cơ. Sóng cơ Sóng cơ là dao động cơ lan truyền trong môi trường vật chất. Sóng ngang là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng. Trừ trường hợp sóng mặt nước sóng ngang chỉ truyền được trong chất rắn. Sóng dọc là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng. Sóng dọc truyền được cả trong chất khí chất lỏng và chất rắn. Sóng cơ không truyền được trong chân không. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng dao động cùng pha. v Bước sóng cũng là quãng đường sóng lan truyền trong một chu kỳ vT . f Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng mà dao động ngược pha là . 2 Năng lượng sóng sóng truyền dao động cho các phần tử của môi trường nghĩa là truyền cho chúng năng lượng. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng. Phương trình sóng Nếu phương trình sóng tại nguồn O là uO AOcos t thì phương trình sóng tại M trên phương OM 2π x truyền sóng là uM AMcos t 2 AMcos t . λ λ Nếu bỏ qua mất mát năng lượng trong quá trình truyền sóng thì biên độ sóng tại O và tại M bằng nhau AO AM A . Độ lệch pha của hai dao động giữa hai điểm cách nhau một khoảng d trên phương truyền sóng 2 d . Tính tuần hoàn của sóng Tại một điểm M xác định trong môi trường uM là một hàm biến thiên điều hòa theo thời gian t với chu 2π kỳ T ut Acos t M . T Tại một thời điểm t xác định uM là một hàm biến thiên điều hòa trong không gian theo biến x với chu kỳ 2π ux Acos x t . λ 2. Giao thoa sóng. Điều kiện cần và đủ để hai sóng giao thoa được với nhau là hai sóng đó phải là hai sóng kết hợp xuất phát từ hai nguồn dao động cùng phương cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian. Hai nguồn kết hợp có cùng pha là hai nguồn đồng bộ. Hai sóng do hai nguồn kết hợp phát ra là hai sóng kết hợp. Hiện tượng giao thoa là hiện tượng hai sóng kết hợp khi gặp nhau thì có những .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.