TAILIEUCHUNG - Đặc điểm của lễ hội truyền thống Việt Nam

Lễ hội truyền thống của dân tộc với những đặc điểm trên đáp ứng một cách thiết thực, hiệu quả đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh của nhân dân trong tổ chức các nghi lễ và hưởng thụ các hoạt động hội. Bài viết trình bày về thời gian, không gian, nghi thức tổ chức của lễ hội truyền thống. Mời các bạn cùng tham khảo! | Đặc điểm của lễ hội truyền thống Việt Nam Về thời gian Lễ hội thường diễn ra vào 2 dịp xuân thu nhị kỳ mùa xuân thì mở màn vụ gieo trồng mùa thu để bước vào vụ thu hoạch. Đây chính là các mốc mở đầu và kết thúc tái sinh một chu trình sản xuất nông nghiệp. Quá trình sản xuất nông nghiệp từ lúc cắm cây mạ gieo hạt xuống ruộng nương người nông dân chỉ còn biết trông chờ vào sự phù hộ của các lực lượng thiên nhiên. Để tăng niềm tin cho sự trông chờ đó họ đã tìm mọi cách tác động cầu xin các thế lực thiên nhiên giúp đỡ. Sinh hoạt lễ hội và tín ngưỡng dân gian của các dân tộc Việt Nam đều bắt nguồn từ sự cầu mùa. Do đó thời điểm tổ chức lễ hội các sinh hoạt tín ngưỡng đều tùy thuộc vào mùa vụ sản xuất nhưng do sự phân bố không đồng đều của các dân tộc ở Việt Nam trên các vùng địa lý khác nhau lịch viết và mùa vụ sản xuất cũng khác nhau. Điều đó khiến thời điểm tổ chức các lễ hội cũng khác nhau. Đa số lễ hội tổ chức vào hai thời điểm mùa xuân và mùa thu nhưng ở nhiều dân tộc thiểu số thời điểm tổ chức các lễ hội lại mở vào cuối hè thường là tháng 6 hay tháng 7 âm lịch . Về không gian Thánh thần là đối tượng tôn thờ thiêng hóa của cộng đồng nhân dân tổ chức lễ hội cũng không ngoài mục đích đó. Có thể nói không có các vị thánh thần thì không có lễ hội truyền thống. Trong tâm thức người Việt thuyết linh hồn chiếm địa vị chủ đạo. Vì thế người Việt quan niệm rằng linh hồn các vị thánh thần cần phải có chỗ trú ngụ và nơi nào linh hồn các vị thánh thần trú ngụ thì đó là địa điểm linh thiêng. Trong lễ hội truyền thống những nghi lễ nghi trình quan trọng thường được tổ chức tập trung tại địa điểm linh thiêng. Đó là một không gian hẹp có thể là không gian nhân tạo như đình đền miếu chùa cũng có thể là không gian tự nhiên như gò đống bãi Tại những địa điểm này cái thiêng được hiện tồn biểu trưng như kiểu kiến trúc tượng ngai thờ nghi vật nghi trượng và cả những ứng xử nghi lễ. Như vậy không gian linh thiêng là một đặc điểm chung của lễ hội truyền thống đó là nơi diễn ra các nghi lễ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.