TAILIEUCHUNG - Hiệp định TPP: Cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam

Bài viết trình bày những tác động của Hiệp định TPP đến nền kinh tế Việt Nam; Một số giải pháp chủ yếu tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực đối với kinh tế Việt Nam khi tham gia TPP. | HIỆP ĐỊNH TPP CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM PGS. TS. Phan Tố Uyên ThS. Lê Thùy Dương Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương Trans-Pacific Partnership Agreement - TPP giữa 12 quốc gia bao gồm Singapore Chile New Zealand Brunei Hoa Kỳ Australia Peru Malaysia Việt Nam Canada Mexico Nhật Bản đã kết thúc đàm phán từ ngày 05 10 2015 dự kiến ký kết vào ngày 04 02 2016 tại New Zealand và sẽ có hiệu lực 2 năm sau ngày ký kết. Được xem là một hiệp định mang tính bước ngoặt về thương mại và đầu tư của thế kỷ XXI TPP được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hỗ trợ tạo ra và duy trì việc làm thúc đẩy việc đổi mới năng suất và tính cạnh tranh nâng cao mức sống giảm nghèo tại các nước và nâng cao minh bạch hóa quản trị tốt cũng như bảo hộ lao động và bảo vệ môi trường. Đối với Việt Nam TPP được kỳ vọng sẽ thúc đẩy Việt Nam hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với tái cơ cấu nền kinh tế cải cách hành chính cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm doanh nghiệp và nền kinh tế. Tuy nhiên đi kèm với những cơ hội đó TPP cũng đem lại những thách thức không nhỏ cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam còn nhiều hạn chế việc nghiên cứu xem xét một cách đầy đủ toàn diện về TPP và những tác động của nó đến nền kinh tế Việt Nam là vô cùng cần thiết để Việt Nam có thể lựa chọn những bước đi đúng đắn tận dụng được những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế Việt Nam. 289 1. Những tác động của Hiệp định TPP đến nền kinh tế Việt Nam Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương Trans-Pacific Partnership Agreement - TPP có nguồn gốc từ Hiệp định Hợp tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương còn gọi là Hiệp định P4 ký vào ngày 03 06 2005 và có hiệu lực từ ngày 28 5 2006 giữa 4 quốc gia Singapore Chile New Zealand và Brunei . Sau thời điểm đó đã có .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.