TAILIEUCHUNG - Hình tượng nhân vật yêu ma từ truyện cổ tích dân gian đến truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam

Bài viết cũng nhấn mạnh những bước tiến nhảy vọt của tác phẩm truyền kỳ trong việc xây dựng nhân vật yêu ma ở xu hướng nội dung thế tục hóa và tính thời đại. Với hình tượng nhân vật yêu ma, truyện truyền kỳ thể hiện nổi bật bước chuyển biến trong tư duy nghệ thuật và phát huy ưu thế phản ánh cuộc sống của văn học. Bài viết góp phần cho thấy cống hiến của truyện truyền kỳ đối với sự phát triển của văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam. | HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT YÊU MA TỪ TRUYỆN CỔ TÍCH DÂN GIAN ĐẾN TRUYỆN TRUYỀN KỲ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Phạm Văn Hóa1 Tóm tắt Thông qua khảo sát hệ thống nhân vật yêu ma trong truyện cổ dân gian người Việt ở Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam Nguyễn Đổng Chi sưu tầm amp biên soạn và truyện truyền kỳ ở các tập Thánh Tông di thảo Lê Thánh Tông Truyền kỳ mạn lục Nguyễn Dữ Truyền kỳ tân phả Đoàn Thị Điểm bài viết bước đầu cho thấy biểu hiện cụ thể của sự kế thừa văn học dân gian ở các mặt yếu tố cội nguồn văn hoá nội dung phản ánh cốt truyện và nghệ thuật xây dựng nhân vật yêu ma. Bài viết cũng nhấn mạnh những bước tiến nhảy vọt của tác phẩm truyền kỳ trong việc xây dựng nhân vật yêu ma ở xu hướng nội dung thế tục hóa và tính thời đại. Với hình tượng nhân vật yêu ma truyện truyền kỳ thể hiện nổi bật bước chuyển biến trong tư duy nghệ thuật và phát huy ưu thế phản ánh cuộc sống của văn học. Bài viết góp phần cho thấy cống hiến của truyện truyền kỳ đối với sự phát triển của văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam. Từ khoá Việt Nam Truyện cổ tích Truyện truyền kỳ Yêu ma Kế thừa Bước tiến. 1. Đặt vấn đề Tác phẩm truyền kỳ không chỉ tiêu biểu cho tư tưởng nghệ thuật của truyện chữ Hán mà còn mở đầu cho trào lưu sáng tác truyện ngắn trung đại Việt Nam. Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định truyện truyền kỳ tiếp nhận ảnh hưởng của truyện truyền kỳ Trung Quốc truyện truyền kỳ Đường Tống . Nhưng như nhà nghiên cứu người Đài Loan Trần Ích Nguyên khi khảo sát mối quan hệ giữa Truyền kỳ mạn lục Nguyễn Dữ với Tiễn đăng tân thoại Cù Hựu trên các phương diện nội dung tình tiết kết cấu và ngôn ngữ nghệ thuật đã khẳng định Tác giả truyền kỳ Việt Nam không đơn giản chỉ học hỏi kinh nghiệm nghệ thuật truyền kỳ Trung Quốc mà còn sáng tạo và đổi mới trên cơ sở kế tục truyền thống văn học dân tộc Việt Nam Trần Ích Nguyên 2000 tr. 48 . Thông qua khảo sát hệ thống nhân vật yêu ma trong truyện cổ tích ở Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam Nguyễn Đổng Chi sưu tầm amp biên soạn và truyện truyền kỳ ở các tập Thánh Tông

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.