TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu sự phân bố của loài cóc kèn (Derris trifoliata Lour.) ở xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

Bài viết tập trung chủ yếu nghiên cứu sự phân bố của loài cóc kèn trong mối liên quan với các yếu tố tự nhiên như thành phần cơ giới đất, hàm lượng mùn và nitơ tổng số trong đất, tỉ lệ C:N, độ mặn ở rừng ngập mặn Xuân thuỷ, Nam định góp phần phát triển loài cây dược liệu này trong tương lai. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI Natural Sciences 2021 Volume 66 Issue 4F pp. 152-160 This paper is available online at http NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ CỦA LOÀI CÓC KÈN Derris trifoliata LOUR. Ở XÃ GIAO LẠC HUYỆN GIAO THỦY TỈNH NAM ĐỊNH Vương Ngọc Thuý1 Nguyễn Thị Hồng Liên2 Trần Thị Loan3 1 Trường Trung học cơ sở Ngô Sĩ Liên Hà Nội 2 Khoa Sinh học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 3 Trường Trung học phổ thông Chuyên Lào Cai Tóm tắt. Cóc kèn là loài cây mọc hoang dại tham gia vào hệ sinh thái rừng ngập mặn 1 . Phân bố của loài phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là thành phần cơ giới đất. Cây cóc kèn sinh trưởng tốt trên loại đất thịt pha sét hoặc đất thịt pha cát. nơi nền đất cứng chắc ít thuận lợi cho các loài cây ngập mặn thực thụ sinh trưởng do đó độ phong phú của loài ở ở ven đê biển bờ đầm nuôi thuỷ sản cao hơn hẳn so với trong vùng lõi rừng ngập mặn. Trên nền đất cát hoặc đất thịt nhẹ pha pha cát loại đất có tỉ lệ cát cao cây sinh trưởng kém mật độ cây rất thấp. Kết quả nghiên cứu này cho thấy cây cóc kèn có thể sinh trưởng trên nhiều loại thể nền khác nhau nhưng phân bố tập trung ở nền đất có tỉ lệ cát từ 39 đến 50 sét từ 39 đến 45 và limon khoảng 10 . Cây phân bố tập trung ở gần đê biển bờ đầm nuôi thuỷ sản càng ra phía biển độ phong phú mật độ cóc kèn càng giảm. Các nhân tố sinh thái khác như hàm lượng mùn nitơ tổng số tỉ lệ C N độ mặn cũng có ảnh hưởng tới sự phân bố của cóc kèn nhưng mức độ ảnh hưởng ít hơn. Những nơi có mật độ cây cóc kèn cao mặc dù lượng mùn trong đất không nhiều nhưng hàm lương nitơ trung bình ở mức cao bởi cóc kèn là loài thực vật thuộc họ Đậu - Fabaceae trong rễ có Rhizobium cộng sinh tạo thành các nốt sần có khả năng cố định đạm từ nitơ khí quyển. Từ khóa cóc kèn phân bố mật độ đất cát sét limon. 1. Mở đầu Rừng ngập mặn là hệ sinh thái có độ đa dạng sinh học cao thường xuyên chịu sự thay đổi của các yếu tố sinh thái như sóng gió thuỷ triều. Hiện nay do áp lực dân số phát triển kinh

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.