TAILIEUCHUNG - Phát triển thể chế liên kết vùng: Triển vọng cho phát triển bền vững ở vùng Tây Bắc

Bài viết này lấy vị trí của vùng Tây Bắc nằm trong mối tương quan với nhiều liên kết vùng xung quanh nhằm nhận diện một số cơ hội mà vùng này có thể nắm bắt để phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới khi hội nhập và liên kết vùng đang trở thành xu hướng trong phát triển. | Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc Việt Nam PHÁT TRIỂN THỂ CHẾ LIÊN KẾT VÙNG TRIỂN VỌNG CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VÙNG TÂY BẮC Dương Trường Phúc Đại học KHXH amp NV ĐHQG-HCM Email duongtruongphuc@ Tóm tắt Tây Bắc là một trong những địa phương có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là các ngành nông nghiệp lâm nghiệp khai khoáng thủy điện và du lịch . Tuy vậy nhiều năm qua thực trạng phát triển kinh tế - xã hội chưa có nhiều đột phá chưa nâng cao giá trị những sản phẩm chủ lực của vùng. Đồng thời trong bối cảnh hội nhập quốc tế và tác động của biến đổi khí hậu đã tạo ra nhiều thách thức cho việc phát triển ở khu vực này. Dựa vào nguồn dữ liệu thứ cấp phong phú về địa lý thể chế liên kết và phát triển vùng bài viết tiếp cận Tây Bắc trong mối liên kết với các khu vực xung quanh nhằm xem xét triển vọng phát triển bền vững vùng. Kết quả cho thấy Tây Bắc nằm ở vị trí khá thuận lợi cho liên kết vùng và nếu phát triển tốt những thể chế liên kết này thì có thể mang đến cho Tây Bắc những triển vọng phát triển bền vững kinh tế - xã hội trong những năm tới khi hội nhập và liên kết vùng đang trở thành xu thế. Từ khóa Tây Bắc liên kết vùng phát triển bền vững thể chế liên kết. 1. GIỚI THIỆU Bài học lớn cho các nước đang phát triển trong giai đoạn đầu của việc chuyển đổi nền kinh tế từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp là cần biết vùng đang ở giai đoạn nào sẵn có đầu tư sáng tạo để có chính sách phát triển phù hợp. Hơn nữa bên cạnh vốn kỹ thuật đất đai lao động ý tưởng và tính sáng tạo là phương tiện cạnh tranh hiệu quả. Quá trình hội tụ giữa vùng dẫn đầu và vùng chậm phát triển hơn khá lâu trước khi bệ phóng đủ vững lao động cơ động và kết nối thị trường là cơ chế quan trọng giúp hội nhập nội địa cùng sự hỗ trợ đắc lực của toàn cầu hóa và tiến bộ công nghệ giúp kéo gần khoảng cách hai cực trên với nhau. Sự thay đổi của thể chế nhờ đó mà có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế là một nhân tố quan trọng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.