TAILIEUCHUNG - Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục trong trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục trong trường mầm non với mục tiêu nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Mời các bạn cùng tham khảo! | PHÒNG GD amp ĐT TAM DƯƠNG MẪU 2 TRƯỜNG MẦM NON THANH VÂN BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến Một số biện pháp thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục trong trường mầm non. Tác giả sáng kiến Nguyễn Thị Hải Thanh Vân năm 2019 0 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Chính vì thế Đảng và nhà nước đã có nhiều chính sách về giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng trong đó có công tác xã hội hóa giáo dục trong trường mầm non. Xã hội hoá không phải là một hiện tượng mới đối với giáo dục. Trước khi đặt ra chính sách xã hội hoá thì bản thân nó đã tồn tại trong thực tế làm giáo dục ngay từ trong lịch sử xa xưa đến những năm đầu lập nước phong trào diệt giặc dốt xoá nạn mù chữ . và ngay cả trong chiến tranh dưới bom đạn chính quyền và người dân vẫn duy trì sự phát triển giáo dục trong điều kiện hết sức khó khăn. Đến ngày nay xã hội hóa giáo dục đã trở thành một nội dung quan trọng của cải cách giáo dục. Xã hội hóa giáo dục không chỉ là những đóng góp vật chất mà còn là những ý kiến đóng góp của người dân cho quá trình đổi mới giáo dục. Thực hiện xã hội hoá giáo dục là một biện pháp hữu hiệu để thực hiện mục tiêu quản lý giáo dục đem lại nguồn sức mạnh tổng hợp giúp cho nhà trường đào tạo cho xã hội nguồn nhân lực phát triển toàn diện về đức trí thể mỹ lao động làm nên sức mạnh nội sinh ở dân tộc góp phần hiện đại hoá giáo dục đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Trong những năm qua quan điểm Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu chưa được nhận thức đầy đủ trong xã hội chưa thực sự chi phối sự chỉ đạo tổ chức thực tiễn của nhiều cán bộ quản lý và các cấp quản lý kể cả việc đầu tư cho giáo dục và tạo cơ chế cho tổ chức và hoạt động giáo dục. Trong quản lý về giáo dục chưa tạo ra được sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành các cấp

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.