TAILIEUCHUNG - Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, Mộc Châu, Sơn La

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm đánh giá tính đa dạng của thảm thực vật có mạch ở khu Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha. Đánh giá tính đa dạng về thành phần loài thực vật có mạch ở Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha. Đề xuất những biện pháp bảo tồn tính đa dạng thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - NGÔ VĂN BÍCH TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT BẬC CAO CÓ MẠCH TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN NHA MỘC CHÂU SƠN LA CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG MÃ SỐ LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học TS. NGUYỄN VĂN DƯ HÀ NỘI NĂM 2010 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Khu Bảo tồn thiên nhiên BTTN Xuân Nha là một trong 86 Khu Bảo tồn thiên nhiên được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nay là Thủ tướng chính phủ phê duyệt thành lập năm 1986 theo quyết định 194-CP ngày 19 8 1986. Rừng Xuân Nha được ghi nhận là đa dạng về thành phần loài về hệ sinh thái và trạng thái rừng với khu hệ động thực vật quí hiếm có giá trị bảo tồn nguồn gen và nghiên cứu khoa học ngoài ra khu BTTN Xuân Nha còn có giá trị to lớn là phòng hộ đầu nguồn của dòng sông Đà là lưu vực lớn của suối Lóng Sập chảy ra sông Đà. Khu BTTN Xuân Nha kéo dài từ xã Lóng Sập qua Chiềng Sơn tới xã Xuân Nha sát với ranh giới khu BTTN Pà Cò của tỉnh Hòa Bình. Khu vực Xuân Nha thuộc vùng núi cao nằm dọc biên giới Việt -Lào và ranh giới 2 tỉnh Sơn La Thanh Hóa có địa hình hiểm trở độ dốc cao đi lại rất khó khăn. Trước năm 1985 rừng ở đây còn rất giầu về số lượng và trữ lượng các loài động thực vật. Nhưng trong thời kỳ khai thác gỗ phục vụ công trình thủy điện Hòa Bình năm 1982-1992 thì nơi đây là địa bàn khai thác của các loại gỗ quí như Giổi Du sam Sến Nghiến Trai Đinh Lát Chò chỉ Ràng ràng của lâm trường Xuân Nha cộng với nạn khai thác trộm và buôn bán bừa bãi của tư thương của dân địa phương nạn đốt rừng làm nương rẫy và nạn khai khác gỗ Pơ mu trong những năm 90 của thế kỷ trước đã làm cho diện tích đất trống đồi trọc ở vùng thấp chân núi tăng lên nhiều. Diện tích rừng nghèo ngày một tăng diện tích rừng tốt còn lại ít đi và thường nằm trên các sườn dốc trên các dông núi cao hiểm trở. Việc xây dựng và mở rộng đường quốc lộ và đường phân phối vào trung tâm của các xã đã chia cắt hệ sinh thái rừng nhiều diện tích rừng tự nhiên đã biến thành ruộng

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.