TAILIEUCHUNG - Tiểu luận Văn học Việt Nam trung đại II: Triết lý triết thân trong văn học trung đại Việt Nam qua một số tác phẩm tiêu biểu (Nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX)

Đề tài đi sâu nghiên cứu về vấn đề triết lí thân trong văn học, khuynh hướng đề cao con và đề cao cuộc sống trần tục. Phát triển trong bối cảnh lịch sử mà chế độ phong kiến bước vào thời kì khủng hoảng, ý thức hệ phong kiến bị sụp đổ, trào lưu nhân văn đang bộc phát lên như một tư trào, văn học giai đoạn này có một đặc trưng mang tính lịch sử là khám phá ra con người, khẳng định những giá trị chân chính của con người, phản ánh những khát vọng giải phóng của con người. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ KHOA NGỮ VĂN TIỂU LUẬN HỌC PHẦN VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI II ĐỀ TÀI TRIẾT LÝ THÂN TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU NỬA CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện TS. TẠ THỊ PHƯƠNG THỦY Huế 7 2020 MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài II. Lịch sử vấn đề III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu IV. Phương pháp nghiên cứu V. Cấu trúc đề tài B. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CHUNG . Khái niệm triết lí thân . Triết lí thân trong văn học trung đại Việt Nam Chương 2 Tiếp nhận thân phận con người từ góc độ văn hóa triết lí thân . Thân bị lưu đày tra tấn . Thân xác héo mòn vì chờ đợi . Dùng thân xác để mua vui hưởng hoan lạc Chương 3 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TỪ GÓC NHÌN TRIẾT LÍ THÂN . Con người với ý thức khẳng định vẻ đẹp và tài năng . Con người cô đơn lạc lõng và khao khát tình yêu hạnh phúc . Con người cảm hứng hành lạc và khát vọng nhu cầu trần thế C. KẾT LUẬN A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Có thể nói văn học trong thời kì nửa cuối thế kỉ 18 đến nửa đầu thế kỉ 19 đã khởi đầu một khuynh hướng văn học chữ thân chứ không phải văn học chữ tài. Khác với tinh thần trong văn học mấy thế kỷ trước không xem trọng đến chữ thân mà xây dựng nên con người theo lí tưởng thánh nhân quân tử coi trọng tu tâm tức là kiểm soát làm chủ cái tâm trước những sự hấp dẫn lôi kéo của cuộc sống. Các nhà nho nêu cao tâm đạo lí kiên trì lý tưởng trung hòa hơn hết biết làm chủ chế ngự quay lưng với tiếng gọi thân xác để cái tâm bản năng không xâm chiếm. Nhìn lại toàn bộ tiến trình văn học trung đại Việt Nam trong văn học giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV có thể nhìn thấy một con người sử thi trong thơ Trần Quang Khải Phạm Ngũ Lão Đặng Dung một con người siêu nghiệm vô ngã vô ngôn vô ý trong thơ Thiền một con người ưu hoạn có khí tiết giữ mình trong sạch trong thơ Trần Nguyên Đán Chu An Trần Quang Triều. Sang giai đoạn thế kỉ XV đến hết thế

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.