TAILIEUCHUNG - Ban-dắc đã từng nói: “Lịch sự và khiêm tốn chứng tỏ con người có văn hóa”. Hãy bàn luận ý kiến trên?
Lịch sự và khiêm tốn là hai phẩm chất tốt đẹp hàng đầu được đặc biệt coi trọng trong giao tiếp, ứng xử. Ban-dắc (1799 1850) nhà văn hiện thực lớn nhất của nước Pháp trong thế kỉ XIX, bất tử với bộ "Tấn trò đời" đã nói: "Lịch sự và khiêm tốn chứng tỏ con người có văn hóa". | Ban-dắc đã từng nói: “Lịch sự và khiêm tốn chứng tỏ con người có văn hóa”. Hãy bàn luận ý kiến trên? Đề bài: Ban dắc đã từng nói: “Lịch sự va khiêm tốn chứng tỏ con người có văn hóa” hãy bàn luận ý kiến trên Bài làm Lịch sự và khiêm tốn là hai phẩm chất tốt đẹp hàng đầu được đặc biệt coi trọng trong giao tiếp, ứng xử. Bandắc (1799 1850) nhà văn hiện thực lớn nhất của nước Pháp trong thế kỉ XIX, bất tử với bộ "Tấn trò đời" đã nói: "Lịch sự và khiêm tốn chứng tỏ con người có văn hóa". Lịch sự là biết cách giao thiệp, xứ thế; có thái độ nhã nhặn, lễ độ trong xã giao. Ta thường nói: con người lịch sự, nói năng lịch sự, phong cách lịch sự,. Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự đề cao, không kiêu căng tự phụ. Người khiêm tốn là người biết đánh giá cái hay, cái tốt của bản thân một cách vừa phải và đúng mực. Con người có văn hóa là con người có đạo đức. nhân cách tốt đẹp, có học văn và có hiểu biết, sống văn minh lịch sự được mọi người tôn trọng và quý vậy, lịch sự và khiêm tốn chứng tỏ con người có văn hóa. Lịch sự và khiêm tốn được biểu hiện ở cách ăn mặc, nói năng, ở cử chỉ, ở nét mặt, nụ cười,. khi giao tiếp với mọi người. Không nói to,không do mặt túm tai, không khua chân múa tay. là lịch sự. Không tin mặc diêm dúa, không hấp tấp vội vã. không cướp lời lúc giao tiếp là lịch sự. Khoe khoang, tự vỗ ngực cho là mình tài giỏi “nhất thiên hạ\ tự khẳng định là cái gì mình cũng biết hết coi thường mọi người. Giàu mà không khoe giàu, giỏi mà không khoe giỏi, biết mà không khoe biết,. thế là khiêm tốn. Cổ nhân từng nhắc nhở đạo làm người: Khoe răng hay thế là mất hay; khoe có công thế là mất công" (Thư Kinh). Bước vào cuộc đời rộng lớn, dù đi học, đi làm ăn, làm quan, làm cán bộ, làm nhà ngoại giao, làm nhà văn, làm nhà giáo,. vô luận làm công việc gì, ở vị thế nào, ai cũng phải lịch .
đang nạp các trang xem trước