TAILIEUCHUNG - Phân tích bài thơ Xúc cảnh (Ngóng gió đông) của Nguyễn Đình Chiểu
Ngay từ khi có "tiếng súng Tây" trên đất nước ta, Nguyễn Đình Chiểu đã giương cao lá cờ yêu nước chống Pháp bằng những tác phẩm thơ ca của mình. Nam Bộ dần dần nằm trong tay giặc bởi triều đình nhà Nguyễn hèn nhát. Sống trong vòng kìm kẹp của chế độ thực dân, tấm lòng nhà thơ khắc khoải đau buồn nhưng vẫn ngóng trông và hy vọng vào ngày mai, vào một vận hội mới làm thay đổi sơn hà. Bài thơ Xúc cảnh là tiếng vọng của tấm lòng nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đối với đất nước. | Phân tích bài thơ Xúc cảnh (Ngóng gió đông) của Nguyễn Đình Chiểu Đề bài: Phân tích bài thơ Xúc cảnh (Ngóng gió đông) của Nguyễn Đình Chiểu Bài làm Ngay từ khi có "tiếng súng Tây" trên đất nước ta, Nguyễn Đình Chiểu đã giương cao lá cờ yêu nước chống Pháp bằng những tác phẩm thơ ca của mình. Nam Bộ dần dần nằm trong tay giặc bởi triều đình nhà Nguyễn hèn nhát. Sống trong vòng kìm kẹp của chế độ thực dân, tấm lòng nhà thơ khắc khoải đau buồn nhưng vẫn ngóng trông và hy vọng vào ngày mai, vào một vận hội mới làm thay đổi sơn hà. Bài thơ Xúc cảnh là tiếng vọng của tấm lòng nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đối với đất nước: Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió đông Chúa xuân đâu hỡi có hay không? Mây giăng ải Bắc trông tin nhạn Ngày xế non Nam bặt tiếng hồng. Bờ cõi nay đà chia đất khác Nắng mưa nay hả đội trời chung. Chừng nào thánh đế ân soi thấu Một trận mưa nhuần rửa núi sông. Một trận mưa nhuần rửa núi sông Bài thơ làm theo thể thất ngôn bát cú, một thể thơ Đường luật quen thuộc. Đề tài là Ngóng gió đông, trông ngóng gió của mùa xuân mát lành, nhưng thực ra là kí thác tâm trạng và nỗi khát vọng của nhà thơ đối với vận hội đất nước. Sáu câu đầu (đề, thực, luận) miêu tả cảnh ngóng đợi gió đông của đất trời, cây cỏ mà thực ra là để nói lên tâm trạng khắc khoải, bộc lộ một nỗi buồn da diết về cảnh nước mất, nhà tan: "Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió đông Chúa xuân đâu hỡi có hay không?" Hai chữ "ngùi ngùi" thế hiện rõ tâm trạng buồn bã của hoa cỏ đang ngóng đợi gió xuân. Tiếp theo sau là một câu hỏi, như một tiêng kêu đau đớn, xót xa, làm tăng thêm, tô đậm thêm tâm trạng buồn bã, ngóng đợi ở trên. Hai câu đề viết theo kiểu ẩn dụ. Nói "hoa cỏ" nhưng là để nói quê hương, đất nước, sông núi, cũng là để nói nhân dân, đất nước. Còn "chúa xuân" thì hàm nghĩa triều đình, nhà vua, cũng có thể là những trang anh hùng cứu nước. "Chúa xuân" ở .
đang nạp các trang xem trước